THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:55

Công tác xã hội với người có vấn đề sức khỏe tâm thần: Cần kỹ năng và cả trái tim

 

Theo Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) Nguyễn Văn Hồi, nhiều người vẫn cho rằng, người bị bệnh tâm thần là người “tay nhặt lá, chân đá ống bơ” ở ngoài đường. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ người có vấn đề về sức khỏe tâm thần chiềm khoảng 10% dân số. Tại Việt Nam, tương đương gần 9 triệu người có vấn đề về sức khỏe thâm thần, trong đó số người tâm thần nặng ước tính 2,5% số người rối nhiễu tâm trí (tương đương 300 ngàn người). Các dạng bệnh tâm thần và rối nhiễu tâm trí thường gặp như: Tâm thần phân liệt, chứng động kinh, trầm cảm, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, khuyết tật thần kinh, tổn thương não, lạm dụng rượu, nghiện ma túy

 

Hội thảo là cơ hội để nâng cao chất lượng truyền thông về nghề công tác xã hội đối với người có vấn đề sức khỏe tâm thần.

 

Hiện nay, nhiều gia đình và chính người bệnh không biết mình có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Có nhiều phụ nữ có vấn đề về sức khỏe tâm thần sau sinh mà không biết dẫn đến hậu quả đau lòng. Điển hình nhất là vụ người mẹ đã giết chết con đẻ của mình vì trầm cảm sau sinh gây chấn động trong xã hội. Đặc biệt, đối với phu nữ sau khi sinh con thứ 2 rất dễ bị mắc trầm cảm cần sự quan tâm, chia sẻ kịp thời của các gia đình. Đặc biệt, đối với những người có vấn đề sức khỏe tâm thần sau khi được điều trị thành công cũng rất cần sự chung tay của xã hội để hòa nhập cộng đồng, giải quyết như tạo việc làm, môi trường sống lành mạnh.

Ông Hồi cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2015 phê duyệt Đề án Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễm tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020. Đến nay, đã có 50 cơ sở bảo trợ xã hội có chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, trong đó có gần 30 cơ sở chăm sóc chuyên biệt, 20 cơ sở tổng hợp. Một số tỉnh, thành phố xây dựng mô hình tốt về lao động trị liệu và phục hồi chức năng luân phiên cho người tâm thần nặng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội. Các mô hình bước đầu kết hợp công tác tư vấn, trị liệu tâm lý và dạy nghề, tạo việc làm cho người bệnh với điều trị y tế.

Có khoảng 200.000 đối tượng là người tâm thần nặng đang được hưởng trợ cấp hàng tháng, 13.000 đối tượng thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc được tiếp nhận, chăm sóc phục hồi chức năng tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Đặc biệt, các người bệnh được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Đối với tất cả đối tượng trợ cấp xã hội có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia các lớp học nghề được miễn phí khi tham gia các lớp học nghề.

 

Chăm sóc người có vấn đề tâm thần cần có kỹ năng và trái tim nhân hậu.

 

Chăm sóc người có vấn đề về sức khỏe tâm thần là lĩnh vực khó. Đối với các cử nhân, thạc sĩ nghề công tác xã hội khi chăm sóc người có vấn đề sức khẻ tâm thần cần phải học công tác xã hội lâm sàng đối với người tâm thần tối thiểu 2 năm. Tuy nhiên, theo ông Hồi, cán bộ làm việc tại trung tâm đặc biệt nặng nhọc và nguy hiểm. Đặc biệt, có những cán bộ bị người bệnh đánh cán bộ, cá biệt đã có trường hợp các bộ bị bệnh nhân chém chết. Hiện nay, đội ngũ cán bộ công tác xã hội chăm sóc người có vấn đề về sức khỏe tâm thần tầng bước chuyên nghiệp hóa.

Phát biểu tại hội thảo, TS.Trần Ngọc Diễn, Tổng Biên tập Tạp chí LĐ&XH cho rằng: “Không gì bằng sự chia sẻ của con người với con người. Một bài báo có thể giúp người bệnh sớm phục hồi, vui vẻ sống nhưng nếu truyền thông có cái nhìn lệch lạc có thể làm tổn thương, đè nặng tâm trí người bệnh. Vì thế, đòi hỏi nhà báo có cách nhìn đúng đắn, có chia sẻ, đồng cảm với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần để những tác phẩm báo chí góp phần giúp cho con người thoát được những nặng nề cuộc sống và cảm nhận được niềm vui để sống tích cực, lạc quan hơn”.

Thông qua báo chí, không chỉ các cấp, ngành, địa phương, mà bản thân người nhà bệnh nhân tâm thần và các đối tượng thụ hưởng đã bước đầu hiểu hơn về nghề công tác xã hội trong chăm sóc và trợ giúp người có vấn đề sức khỏe về tâm thần, từ đó nâng cao hiểu biết để sẻ chia và chăm sóc tốt hơn người bệnh. Đồng thời cũng giúp ngành y tế và các trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc người bệnh tâm thần có các biện pháp điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tốt hơn. 

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh