THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 09:44

Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

 

Theo báo cáo, hàng năm, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBPN) các cấp xây dựng kế hoạch hoạt động đều gắn với triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới và các văn bản, chính sách liên quan đến giới, bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị, lồng ghép mục tiêu thực hiện bình đẳng giới trong các chương trình, kế hoạch của tỉnh.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 và Chương trình Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016- 2020; UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành các kế hoạch hoạt động cho từng giai đoạn cụ thể, trong đó có Quyết định số 144/QĐ-UBND ngày 07/7/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020; Chương trình hành động số 17- CTr/TU ngày 10/7/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện Nghị quyết số 11- NQ/TW về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. 


Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đề cập tại hội nghị lần này.

Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đề cập tại hội thảo lần này.

 

Nhằm thực hiện các quy định BĐG, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ nữ có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý đáp ứng với yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH, Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về BĐG và VSTBPN. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, Quảng Ngãi đã chú trọng nhiều hơn đến lực lượng nữ, nhất là trong công tác cán bộ. Tỷ lệ nữ được quy hoạch, bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo được cấp ủy, chính quyền quan tâm, tạo cơ hội cho nữ tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tỷ lệ lao động nữ được đào tạo, nữ cán bộ, công chức được bồi dưỡng về chính trị, hành chính, tin học và ngoại ngữ ngày càng tăng; tỷ lệ mù chữ và bỏ học ở trẻ em gái tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã giảm rõ rệt. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được nâng cao, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

 

Vụ trưởng, Chánh Văn phòng UBQG vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam,  Phạm Ngọc Tiến phát biểu tại Hội thảo.

Vụ trưởng, Chánh Văn phòng UBQG vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam Phạm Ngọc Tiến phát biểu tại Hội thảo.

 

Trên thực tết, trong những năm qua, công tác cán bộ nữ ở Quảng Ngãi đã có một số bước tiến mới, cụ thể: Cấp tỉnh: Có 2 đồng chí nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy, 1 đồng chí Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng - Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, 1 đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, 1 đồng chí Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, 1 đồng chí Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Ngoại vụ.

Ở cấp huyện: Có 4 đồng chí nữ giữ vị trí cán bộ lãnh đạo chủ chốt (Bí thư Huyện ủy: 1; Chủ tịch HĐND huyện: 2; Chủ tịch UBND huyện: 1). Cấp xã: Có 4 đồng chí Bí thư, 19 đồng chí Phó Bí thư; 1 chủ tịch, 24 Phó Chủ tịch HĐND, 2 đồng chí Phó Chủ tịch UBND, 36 đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã. Bên cạnh đó, tỷ lệ cán bộ nữ được giới thiệu bầu vào cấp ủy, đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp tăng qua từng năm, cụ thể:

Tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020: 569/3.131 người (tỷ lệ 18,2%); Nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV: 4/7 người (tỷ lệ 54,1%); Nữ đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021: 1.207/5.229 người, (tỷ lệ 23,1%).

Hội thảo cũng nêu ra những kiến nghị, đề xuất đối với Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH như: Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu về lồng ghép giới trong hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội để địa phương có căn cứ thực hiện. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ địa phương về nguồn lực và kỹ thuật để đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác BĐG ở cấp tỉnh, huyện.

Triển khai tập huấn, cung cấp phần mềm và hướng dẫn địa phương thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của Quốc gia; hỗ trợ các chương trình dự án về thực hiện công tác BĐG, lồng ghép giới, góp phần thúc đẩy BĐG và VSTBPN trên các lĩnh vực; đưa nội dung bình BĐG và VSTBPN vào giảng dạy ở các trường chính trị và các cơ sở giáo dục phổ thông và đại học; tăng cường kiểm tra và hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu BĐG tại các địa phương, kịp thời có biện pháp hỗ trợ những khó khăn, vướng mắc của địa phương.

 


Đông Hải

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh