THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:18

Chuyện vượt khó vươn lên thoát nghèo của vợ chồng người dân tộc Raglai

Trong những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số ở thôn Suối Cá thuộc xã Khánh Trung, huyện miền núi Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã không ngừng thay đổi cách nghĩ, cách làm nhằm từng bước phát triển kinh tế, thoát nghèo. Trong số đó có vợ chồng anh Cao Hoài Nghinh-Cao Thị Mai là người đồng bào dân tộc Raglai là một trong những gương điển hình vượt khó, với tinh thần tự lực khắc phục khó khăn, cần cù chịu khó lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo.

Vợ chồng anh Cao Hoài Nghinh-Cao Thị Mai là người đồng bào dân tộc Raglai từ gia đình hộ nghèo nhiều năm nay, bằng ý chí và nghị lực của chính mình, đã vươn lên thoát nghèo vào năm 2021. Tuy vẫn còn là hộ cận nghèo, nhưng với tư liệu sản xuất hiện có, gia đình có mức thu nhập ổn định, vượt qua chuẩn nghèo đa chiều hiện nay.

Anh Nghinh cho biết, trước đây gia đình nghèo vì không có vốn đầu tư cho sản xuất, gia đình chỉ sống vào nguồn thu nhập từ làm thuê và vài ba sào bắp, mì. Đã vậy, rủi ro lại ấp đến gia đình anh, khi anh là lao động chính trong gia đình bị tai nạn giao thông nên càng nghèo khó hơn. Khi sức khỏe hồi phục, anh Nghinh đã nhiều đêm suy nghĩ phải thay đổi cách làm ăn để có cuộc sống kinh tế ổn định hơn và nuôi con ăn học.

Nhờ tinh thần vượt khó trong sản xuất, gia đình anh Cao Hoài Nghinh đã vươn lên thoát nghèo và xây dựng được nhà mới khang trang.

Nhờ tinh thần vượt khó trong sản xuất, gia đình anh Cao Hoài Nghinh đã vươn lên thoát nghèo và xây dựng được nhà mới khang trang.

Nhờ sựu hỗ trợ của Nhà nước theo chương trình trồng rừng 132, anh Nghinh quyết định trồng keo với diện tích 1,4 héc-ta và chăn nuôi thêm bò. Với bản tính chăm chỉ cần cù, chịu khó, anh cùng vợ đi làm thuê mướn lấy tiền trang trải cuộc sống hàng ngày và chăm sóc “rừng” keo, chăn nuôi vỗ béo bò, xem như “của để dành”. Nhờ đó mỗi đợt thu hoạch keo, gia đình bán được khoảng 78 triệu đồng. Cũng với sự quan tâm của Nhà nước hỗ trợ, nay gia đình anh đã xây dựng được nhà mới khang trang. Anh Nghinh chia sẻ: “ Lứa keo mới nhất đây thu hoạch vào năm 2022, gia đình bán được 60 triệu đồng và hai con bò khoảng 15 triệu đồng, giờ chuồng bò vẫn còn 4 con. Thời gian nông nhàn tôi cùng vợ lên rẫy bắt ong, mùa xoay lên rừng hái trái xoay bán, hoặc cùng vợ đi làm thuê phát rẫy dọn cỏ keo mỗi ngày cũng được 250 ngàn đồng. Tiền làm thuê hàng ngày hai vợ chồng đủ chi phí sinh hoạt gia đình, đến mùa thu hoạch keo hay bán bò thì là của để dành để vợ chồng dưỡng già những lúc đau ốm”.

 “Gia đình anh Nghinh có một đứa con trai nay đã lập gia đình riêng và có hai cháu nội. Với nguồn thu nhập bền vững từ trồng keo nuôi bò và các nguồn thu hàng ngày từ làm thuê, bắt ong, hai vợ chồng anh Nghinh-Chị Mai là điều kiện để gia đình thoát khỏi hộ nghèo theo tiêu chuẩn đa chiều hiện nay. Vì không chỉ thu nhập ổn định từ sản xuất, gia đình anh Nghinh-Chị Mai còn có nhà của khang, nhiều tiện nghi sinh hoạt trong gia đình”-Chị Hương, Cán bộ LĐ-TB&XH xã Khánh Trung cho biết.Bà Võ Thị Minh Tài-Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Trung cho biết, xã Khánh Trung là xã khu vực III theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025. Qua thực chượng chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, kết quả giảm nghèo toàn xã trong năm 2023 có 396 hộ nghèo chiếm tỷ lệ  46,42% (giảm 42 hộ so với đầu năm 2022), hộ cận nghèo 151 hộ chiếm tỷ lệ 17,70%.

Thực thực chương trình giảm nghèo năm 2023, xã luôn chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, giáo dục nghề nghiệp, việc làm nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tăng cường tuyên truyền các gương điển hình về giảm nghèo để thúc đẩy nhân rộng và lan tỏa trong dân.

Trồng keo là nguồn thu nhập chính của bà con dân tộc huyện Khánh Vĩnh. Trong ảnh: Người dân thu hoạch, lột võ keo

Trồng keo là nguồn thu nhập chính của bà con dân tộc huyện Khánh Vĩnh. Trong ảnh: Người dân thu hoạch, lột võ keo

Đặc biệt là giải pháp hỗ trợ kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nghèo. Xã đã tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu vay vốn được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, vay vốn mua sắm vật tư, giống, cây trồng,… đầu tư phát triển sản xuất. Gắn hoạt động cho vay vốn với hướng dẫn cách sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Trong 9 tháng đầu năm đã cho 88 hộ vay mới với số tiền hơn 3,1 tỷ đồng. Tận dụng những cơn mưa đầu mùa, bà con nhân dân đã xuống giống cho vụ hè thu 2023, đồng thời trồng thêm các loại như keo lai giâm hom, lúa, bắp, mỳ.

“Bên cạnh đó, UBND xã đã triển khai cho người dân các dự án hỗ trợ của chương trình nông thôn mới, chương trình Phát triển sản xuất vùng đồng bào DTTS và miền núi, chương trình giảm nghèo bền vững và người dân đã đăng ký tham gia được 4 nhóm gồm: Nuôi gà (18 hộ), bò sinh sản (115 hộ), dúi sinh sản (8 hộ). Được sự quan tâm của các đơn vị đỡ đầu đã hỗ trợ vốn cho 12 hộ đăng ký heo sinh sản mỗi hộ 5 triệu đồng với tổng số tiền là 60 triệu đồng, bà con đang chăm sóc tốt. Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng hỗ trợ Dự án chăn nuôi Dê thịt 63 con, hiện đàn Dê được chăm sóc và phát triển tốt. Hiện xã cũng triển khai cho các hộ dân trồng cau để tăng thu nhập từ nguồn vận đồng các mạnh thường quân hỗ trợ cây giống, tận dụng đất hàng rào, bờ ao, bờ suối”- Bà Võ Thị Minh Tài, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Trung chia sẻ.

NGỌC MINH

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh