THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:44

Chuyện giảm nghèo tại thành phố giàu nhất nước sau 45 năm giải phóng

10 quận ở TP.HCM không còn hộ nghèo

Khi thành phố được tiếp quản (1975) và vài năm tiếp sau là một thời kỳ đặc biệt trong quá trình ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP (1977-1980) chỉ ở mức bình quân 2,2%/năm. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (năm 1982), nhờ có cơ chế mới theo Quyết định 25/CP, tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm 1981-1985 đã lên tới 8,2%/năm.

Qua đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 8% năm 2014, xuống còn 5,35% năm 2018 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Đầu giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn Thành phố có 27.432 hộ nghèo (chiếm 1,11% tổng hộ dân Thành phố)  và 32.143 hộ cận nghèo (chiếm 1,3% tổng hộ dân Thành phố).

Chuyện giảm nghèo tại thành phố giàu nhất nước sau 45 năm giải phóng - Ảnh 1.

TP.HCM đã liên tục thực hiện hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm và giai đoạn

Đến nay, theo báo cáo của quận-huyện, đã giảm 17.685/15.700 hộ nghèo, tỷ lệ kéo giảm là 0,72% (đạt 112,6% kế hoạch năm) và giảm 22.968/20.200 hộ cận nghèo, tỷ lệ kéo giảm là 0,93% (đạt 113,7% kế hoạch năm.

Trong những năm qua, TP.HCM đã liên tục thực hiện hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm và giai đoạn (hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP trước thời hạn 1 năm), kéo giảm đáng kể các thiếu hụt về dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo TP. Tăng cường xã hội hóa và huy động mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho Chương trình giảm nghèo bền vững của TP. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo được thực hiện kịp thời và đúng đối tượng, tạo niềm tin của người dân TP đối với chương trình.

Nhờ đó, hiện có 10 quận ở TP.HCM là các quận 1, 3, 5, 6, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Phú, Tân Bình và Bình Tân hiện đã không còn hộ nghèo, theo chuẩn nghèo TP giai đoạn 2016-2020.

Đặc biệt, quận 5 và 23 phường thuộc 5 quận (quận 2, 3, 6, 11 và Bình Thạnh) đã không còn hộ cận nghèo, theo tiêu chuẩn TP giai đoạn 2016-2020 (thu nhập bình quân từ trên 21 triệu đồng/người/năm đến 28 triệu đồng/người/năm).

Bên cạnh đó, chuẩn hộ nghèo thành phố được nâng lên 28 triệu đồng/người/năm; chuẩn cận nghèo từ 28 triệu đồng/người/năm đến 36 triệu đồng/người/năm với 5 chiều nghèo cơ bản: Giáo dục và đào tạo; y tế; việc làm và bảo hiểm xã hội; điều kiện sống; tiếp cận thông tin. Về cơ bản thành phố không còn hộ nghèo có thu nhập trong chuẩn nghèo Quốc gia giai đoạn 2016-2020.

TP phấn đấu đến cuối năm 2020 giảm khoảng 6.282 hộ nghèo và 12.000 hộ cận nghèo. Hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo (tỷ lệ hộ nghèo dưới 0,5% và tỷ lệ hộ cận nghèo dưới 0,8%); thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng 3,5 lần so với năm 2011.

Chuyện giảm nghèo tại thành phố giàu nhất nước sau 45 năm giải phóng - Ảnh 3.

Về cơ bản thành phố không còn hộ nghèo có thu nhập trong chuẩn nghèo Quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Thấu hiểu hồn nghèo - Tận tình hướng dẫn  - Tuyên truyền vận động - Tạo niềm vui

Đó là phương châm cùng nhau thoát nghèo của TP.HCM, ông Lê Minh Tấn – GĐ Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết, chương trình đã góp phần giảm dần chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân cư trong xã hội của TP, trước hết là giữa các nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các quận nội thành và nông thôn ngoại thành. Mức chuẩn nghèo của TP được chủ động nâng lên theo từng giai đoạn, tiếp cận với chuẩn nghèo của khu vực và quốc tế, mức thụ hưởng các nhu cầu cơ bản, thiết yếu trong cuộc sống của người nghèo, hộ nghèo cũng từng bước được cải thiện do các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của TP đã thực sự tác động và bao phủ gần như hầu hết các lĩnh vực cuộc sống của người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo TP.

Với sự chung sức của các cấp, các ngành, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam đã có những mô hình, cách làm hay, tổ chức chăm lo hiệu quả, sáng tạo, sát với tình hình của địa phương, có sức lan tỏa như: Quận 1 với mô hình "có nghề, có việc, có tương lai", "khu ẩm thực kinh doanh có thời gian", quận 2 với mô hình "mỗi khu phố nhận hỗ trợ một hộ nghèo", "mô hình món quà kết phòng khám đồng hành với người nghèo", Quận 7 với mô hình "câu lạc bộ người có giúp người khó", Quận 9 với mô hình "tổ may gia công vượt nghèo", "tổ vệ sinh môi trường, tương trợ người nghèo", Quận 10 với mô hình "4T: Thấu hiểu hồn nghèo - tận tình hướng dẫn  - tuyên truyền vận động - tạo niềm vui", "Đảng viên chung sức giúp hỗ nghèo", Quận 11 với mô hình "hướng nghiệp làm kinh tế", "hỗ trợ miễn phí giấy phép xây dựng và bản vẽ cho người nghèo khi xây nhà", quận Bình Thạnh với mô hình "hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có việc làm ổn định", "chuyển đổi ngành nghề gắn với an sinh xã hội", Quận Thủ Đức với mô hình "câu lạc bộ giúp nhau phát triển kinh tế và dạy nghề cho hộ nghèo".

Chuyện giảm nghèo tại thành phố giàu nhất nước sau 45 năm giải phóng - Ảnh 4.

Nhiều mô hình hay giúp dân thoát nghèo bền vững

Các mô hình giảm nghèo đa chiều hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững của thành phố qua ba năm thực hiện theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều đã tạo điều kiện và cơ hội cho hàng ngàn người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau, để tổ chức vương lên thoát nghèo như: Chính sách hỗ trợ vay vốn từ nguồn quỹ xóa đói giảm nghèo, các chương trình cho vay của ngân hàng chính sách xã hội, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, các chính sách an sinh xã hội.

Trao "cần câu", không cho "con cá"

Nhân tố quan trọng mang tính quyết định để thực hiện giảm nghèo có hiệu quả là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về giảm nghèo; Nhà nước tạo động lực thúc đẩy bằng các chính sách đầu tư công có hiệu quả và chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững.

Đặc biệt, người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo TP ngày càng có nhận thức đúng đắn, từng bước thay đổi cơ bản về nếp nghĩ, loại bỏ dần tư tưởng an phận, trông chờ, ỷ lại; biết tổ chức cuộc sống, xem trọng việc nâng cao trình độ học vấn, học nghề, tìm kiếm việc làm... Đặc biệt, biết học hỏi cách làm ăn để tận dụng các cơ hội trợ giúp của chương trình hiệu quả hơn. Đây là yếu tố quyết định trong việc giảm nghèo bền vững của TP.

Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐTB-XH TP.HCM, đánh giá, TPHCM đã khuyến khích, phát huy vai trò tự vươn lên giảm nghèo bền vững của hộ nghèo, hộ cận nghèo và đây là một trong những vấn đề cốt lõi, tạo ra thành công của chính sách giảm nghèo bền vững, theo hướng trao "cần câu" chứ không phải cho "con cá".

Chuyện giảm nghèo tại thành phố giàu nhất nước sau 45 năm giải phóng - Ảnh 5.

Nhà nước tạo động lực thúc đẩy bằng các chính sách đầu tư công có hiệu quả và chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững.

Gia đình ông Trần Văn An (xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi) có 4 người. Ông An chuyên trồng ớt và nuôi bò, vợ may gia công, có 2 con học cấp 2. Đầu năm 2016, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo (thu nhập bình quân 19,5 triệu đồng/người/năm, trong khi chuẩn nghèo là 21 triệu đồng/người/năm). Năm 2016, thông qua tổ tự quản giảm nghèo, ông An được hướng dẫn cách trồng trọt và chăn nuôi, đồng thời được hỗ trợ vốn vay. Sau 3 năm, từ 1 con bò ban đầu, gia đình ông đã gầy đàn bò 4 con; trồng hoa màu từ 1 vụ tăng lên 3 vụ; hai con ông An đều được xã, huyện cấp học bổng, yên tâm đến trường.

Điển hình, hộ ông Nguyễn Văn Ba (ngụ 907/39D Lò Gốm, phường 5), được phường giới thiệu nhận hàng gia công quay kẽm và làm giấy, hỗ trợ học nghề làm móng. Nhờ đó, gia đình đã thoát nghèo với thu nhập 31 triệu đồng/người/năm, đã xây được nhà mới khang trang, không còn nghèo ở cả 3 chiều về nhà ở, trình độ nghề và việc làm.

Chuyện giảm nghèo tại thành phố giàu nhất nước sau 45 năm giải phóng - Ảnh 6.

Trao "cần câu", không cho "con cá"

Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ Đoàn Thị Ngọc Cẩm cho rằng, những sửa đổi, bổ sung chính sách cho vay và nguồn vốn vay cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tới đây sẽ đem lại những tác động tích cực đối với địa phương, với mức cho vay tối đa tại một số chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội được nâng lên 100 triệu đồng. Cùng với đó, thời hạn cho vay tối đa cũng được nâng lên 10 năm. Quyết định này đang được người dân diện nghèo hồ hởi đón nhận, đồng thời, mở ra kỳ vọng tạo nên hiệu ứng tích cực góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhất là những huyện nghèo còn nhiều khó khăn như Cần Giờ.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh