THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:49

Ngành LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang: Con số ấn tượng về giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội của địa phương


 Ông có thể chia sẻ về kết quả của công tác giảm nghèo của năm 2019?

Năm 2019, được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong tỉnh, công tác giảm nghèo đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của các tầng lớp nhân dân về công tác giảm nghèo đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo; những điển hình về giảm nghèo ngày càng được nhân rộng. Kết quả chương trình giảm nghèo đã góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội.

Theo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2019 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh có 12.629 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,51% so tổng số hộ toàn tỉnh (502.321 hộ) đạt 116% so với kế hoạch; trong đó khu vực thành thị có 1.207 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,59%; khu vực nông thôn có 11.422 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ: 2,68%.


Ngành LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang: Con số ấn tượng về giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội của địa phương - Ảnh 1.

Ông Phạm Minh Trí-GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang trao quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập

Tổng số hộ cận nghèo là 17.677 hộ, chiếm tỷ lệ 3,52%; Trong đó khu vực thành thị có 2.340 hộ, chiếm tỷ lệ 3,09%; khu vực nông thôn có 15.337 hộ, chiếm tỷ lệ 3,59%. Kết quả giảm nghèo năm 2019 đạt vượt chỉ tiêu đề ra.

Thưa ông, sau nhiều nỗ lực và quyết tâm, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh đã giảng xuống còn 2,51% vào cuối năm 2019 đạt 116% kế hoạch đề ra. Để có kết quả ấn tượng như vậy thì ngành LĐ-TB&XH đã triển khai thực hiện như thế nào?

Thời gian qua, Sở đã tập trung thực hiện các giải pháp giảm nghèo, chú trọng đầu tư cho những vùng khó khăn nhất; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp chỉ đạo triển khai chương trình dự án giảm nghèo của tỉnh và những dự án do ngành làm chủ; đẩy mạnh tổ chức thực hiện các mô hình giảm nghèo bền vững. Kịp thời phân bổ các nguồn vốn thực hiện hỗ trợ phương thức sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có phương tiện phục vụ sản xuất, tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ mới, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững trên toàn tỉnh.

Bên cạnh các hỗ trợ về chính sách cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như: Vay vốn tín dụng ưu đãi; Khám chữa bệnh; Hỗ trợ tiền điện; Hỗ trợ về nhà ở; Công tác khuyến nông - lâm -  ngư, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo; Dạy nghề cho người nghèo; Công tác trợ giúp pháp lý. Tiền Giang đặc biệt quan tâm đến Chương trình 30a, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng huyện nghèo và 2.524,6 triệu đồng từ kinh phí sự nghiệp để duy tu sửa chữa các công trình đã bị xuống cấp. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.


Ngành LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang: Con số ấn tượng về giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội của địa phương - Ảnh 2.

Nhiều mô hình hay giúp người dân vươn lên thoát nghèo

Trong năm 2019, kinh phí thực hiện đã được UBND tỉnh giao 2.450 triệu đồng, để triển khai thực hiện Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 của tỉnh.

 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn các địa phương thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2019, tổng số 15/17 dự án, có 185 hộ tham gia, kinh phí thực hiện: 3.267 triệu đồng (vốn chương trình GN: 2.281 triệu; đối ứng của hộ dân: 986 triệu đồng).

Trong quá trình thực hiện, ngành LĐ-TB&XH gặp những khó khăn nào cần được tháo gỡ?

Công tác giảm nghèo năm 2019 đạt được những kết quả tích cực, một số địa phương đã chủ động xây dựng các nghị quyết, chính sách và kế hoạch hỗ trợ giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn từ nguồn vốn ngân sách địa phương, góp phần đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Với những nỗ lực này, trong năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo bình quân của tỉnh giảm còn 2,51% (giảm 0,89% so với cuối năm 2018), vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là còn 2,99%. Công tác điều tra, rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện đúng quy trình, công khai, dân chủ và có sự tham gia của người dân, không chạy theo thành tích, phản ảnh đúng thực tế về tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo.


Ngành LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang: Con số ấn tượng về giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội của địa phương - Ảnh 4.

Trao quà Tết cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn một số khó khăn như: Nguồn lực bố trí cho chương trình giảm nghèo chưa đáp ứng đủ nhu cầu, chưa huy động được nhiều nguồn lực tại chỗ, chưa phát huy được hết nội lực trong dân và chính người nghèo; mặt khác, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, nên hạn chế đến việc huy động nguồn lực hỗ trợ cho giảm nghèo ở các Doanh nghiệp.

 Đối tượng tham gia các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất là các hộ nghèo, đa phần thiếu tư liệu sản xuất, trình độ thấp, thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả phát triển sản xuất chậm phát huy; phần lớn dự án không có liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả không ổn định đã tác động tiêu cực đến thực hiện dự án.

 Bên cạnh đó nhận thức của bộ phận hộ nghèo còn mang tâm lý ỷ lại, chưa thật sự chủ động phấn đấu thoát nghèo, còn tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ nhà nước nên chưa chủ động học tập đưa tiến bộ kỹ thuật vào thực tế. Việc triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo còn chậm.

Năm 2020, với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,25% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Để hoàn thành tốt chỉ tiêu này? Ngành LĐ-TB&XH có những giải pháp như thế nào?

Kế hoạch năm 2020, sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 của tỉnh xuống còn 2,25% so với dân số toàn tỉnh, hộ nghèo toàn tỉnh còn khoảng 11.279 hộ (giảm 1.600 hộ nghèo, tương đương giảm tỷ lệ 0,27%), 100%  gia đình có công cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

Để thực hiện thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra, ngành LĐ-TB&XH tiếp tục thực hiện phân loại các nhóm hộ nghèo theo các chiều thiếu hụt, để có các chính sách, giải pháp trợ giúp phù hợp; chủ động xây dựng và nhân rộng các mô hình sinh kế/giảm nghèo hiệu quả.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về giải quyết việc làm và chương trình giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.Thực hiện xã hội hóa công tác giảm nghèo. Tập trung thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo...

Chú trọng các chương trình mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo, an sinh xã hội theo quy định của Nhà nước như: Hỗ trợ nhà ở, y tế, giáo dục, dạy nghề, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ sản xuất,…cần ưu tiên tối đa cho các hộ nghèo có nhiều thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công và hộ nghèo đang hưởng trợ cấp hàng tháng.       Trân trọng cảm ơn ông!


PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh