THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:42

Chương trình Better Work: Tạo quan hệ lao động hài hòa giữa các bên

Better Work là chương trình hợp tác toàn cầu giữa Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), với mục tiêu cải thiện các tiêu chuẩn lao động và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Tại Việt Nam, Chương trình đã được triển khai từ năm 2009 nhằm tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu cải thiện việc tuân thủ pháp luật lao động, đồng thời, nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Sau 5 năm phát triển và đạt được nhiều thành công tại các tỉnh phía Nam, Better Work Vietnam đã chính thức được Bộ LĐ-TB&XH phê duyệt mở rộng chương trình ra phía Bắc trong giai đoạn 2 (2014 – 2019).

Chương trình đang bước đầu triển khai mở rộng ra ở Hà Nội và các tỉnh thành lân cận, cùng với đó, chương trình cũng lần đầu tiên mở rộng sang các nhà máy da giày ở cả phía Nam và phía Bắc. Năm 2014 cũng là năm đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển của Better Work Việt Nam, thông qua chương trình đã tác động và phát huy tầm ảnh hưởng đến hơn 360 nhà máy, trên 20 tỉnh, thành phố ở miền Bắc và miền Nam.Theo bà Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc chương trình Better Work Việt Nam, các doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực tuân thủ pháp luật lao động nhằm giúp Việt Nam nâng cao và cải thiện tính cạnh tranh cũng như nỗ lực trong vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tồn tại nhiều trở ngại và hạn chế, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn trong quá trình thực thi.

Lao động làm việc trong doanh nghiệp dệt may.

Mục tiêu của Better Work Vietnam trong 5 năm tới là tăng cường mở rộng ảnh hưởng đến 360 nhà máy, với hơn 350.000 công nhân, đóng vai trò nòng cốt trong chuỗi cung ứng may mặc tại Việt Nam. Riêng năm 2015 sẽ có thêm nhiều mô hình dịch vụ cải tiến mới và các chính sách công khai nhằm tối ưu hóa quyền lợi cho người lao động, với mục tiêu tăng cường chất lượng và tính phù hợp của dịch vụ tư vấn để cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành; hướng doanh nghiệp giữ vai trò đầu tàu, làm chủ đạo và cải thiện tính minh bạch.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian làm việc với chương trình trên cơ sở là người bạn đồng hành, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới cung cấp các sản phẩm may mặc và da giày “có nguồn gốc an toàn”. Cụ thể đã có 75% nhà máy tham gia Chương trình đã thành lập Ban tư vấn Cải tiến doanh nghiệp theo hướng dẫn Better Work; 60% nhà máy đã bầu cử đại diện thành viên công đoàn tham gia Ban tư vấn cải tiến doanh nghiệp; 1000 công nhân, cán bộ và quản lý đã được đào tạo bởi Better Work (bao gồm gần 500 chuyền trưởng); 4000 công nhân (18 nhà máy) đã tham gia Chương trình “làm việc đúng tác phong” – Chương trình truyền thông giáo dục thông qua điện thoại di động; 4500 công nhân đã tham gia “Chạy bộ vì An toan lao động”.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho rằng, để hoạt động kinh tế - xã hội phát triển bền vững, hài hòa thì quan hệ lao động phải được duy trì ổn định phù hợp với điều kiện Việt Nam và tiêu chuẩn lao động quốc tế. Điều này càng trở nên có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do, với EU, Hàn Quốc và đặc biệt là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bên cạnh công tác rà soát, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động thì việc thúc đẩy điều kiện làm việc và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực dệt may ngày càng có vai trò quan trọng. Kể từ khi hoạt động cho đến nay, Chương trình Better Work đã minh chứng được hiệu quả và vai trò của Chương trình trong việc thúc đẩy và cải thiện điều kiện làm việc, tiêu chuẩn lao động đối với các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, tính cạnh tranh của doanh nghiệp và uy tín đối với người mua hàng...

Tại Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH cùng với Tổng Liên đoàn Lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tham gia Chương trình với vai trò Ban tư vấn để tư vấn và theo dõi. Việc phối hợp giữa ba bên trong nước đã góp phần đẩy mạnh và phát huy hiệu quả của chương trình, qua đó tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động, cơ quan đại diện cho người lao động và chủ sử dụng lao động để cùng xây dựng một môi trường lao động hài hòa, ổn định giúp Việt Nam thành nơi cung ứng có trách nhiệm và đáp ứng các qui tắc đạo đức hàng đầu trong ngành dệt may của Việt Nam...

THIỀU VĂN LÝ/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh