THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:36

Chủ động phòng, chống dịch Mers –CoV, tránh xa các nguồn lây bệnh

 

* Ông có thể cho biết hiện nay Việt Nam đang có bao nhiêu lao động làm việc tại thị trường Trung Đông?

- Hiện nay ở thị trường lao động Trung Đông Việt Nam có khoảng 30 ngàn lao động, trong đó Ả rập Xê út khoảng hơn 16 ngàn lao động. Người lao động đi làm việc ở Trung Đông có hợp đồng lao động chủ yếu là 3 năm, hầu hết lao động hết hạn hợp đồng là về nước. Hàng năm số lao động sang làm việc tại khu vực này khá cao, trong 5 tháng đầu năm nay có khoảng 2500 lao động sang làm việc ở Trung Đông.

 

Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước


* Công việc chính của lao động Việt Nam tại thị trường này là gì? Họ có phải tiếp xúc trực tiếp tới các nguồn gây bệnh không, thưa ông?

- Hầu hết lao động Việt Nam làm việc ở thị trường này làm việc trong các khu vực nhà máy, công trường xây dựng, rất ít lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, ít phải tiếp xúc với động vật hoặc các nguồn gây bệnh nên nguy cơ nhiễm dịch cũng rất thấp. Điều đáng nói là dịch Mers đã từng bùng phát ở Trung Đông vào năm 2012 nhưng việc kiểm soát dịch ở khu vực này được thực hiện rất tốt, chưa phát hiện ra trường hợp lao động nào nhiễm dịch Mers.

* Trước tình hình dịch Mers- CoV đang hoành hành tại Trung Đông, Cục có chỉ đạo như thế nào để các doanh nghiệp và các lao động trong vùng có dịch và khuyến cáo, chủ động phòng chống dịch cho người lao động?

- Thực  hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cục Quản lý Lao động ngoài nước đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp đưa lao động sang khu vực Trung Đông nói riêng và lao động làm việc ở nước ngoài nói chung, trong đó chỉ đạo các doanh nghiệp quán triệt, khuyến cáo người lao động giải pháp phòng ngừa dịch bệnh theo chỉ định của Bộ Y tế tới người lao động đang làm việc ở nước ngoài và chuẩn bị đi làm việc ở nước ngoài. Thứ hai là theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh  ở nước sở tại để có những biện pháp kịp thời xử lý. Bên cạnh đó Bộ LĐ-TB&XH cũng có văn bản chỉ đạo các cơ quan đại diện của Bộ tại các nước có lao động Việt Nam làm việc như Ả Rập Xê út, UAE, Hàn Quốc… theo dõi tình hình, báo cáo về nước và có giải pháp, biện pháp xử lý kịp thời.  Ngoài ra, các doanh nghiệp và tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình người lao động đang làm việc tại các khu vực có dịch bệnh để kịp thời báo cáo cơ quan chức năng có biện pháp hỗ trợ cần thiết đối với những trường hợp lao động nghi nhiễm hoặc nhiễm dịch bệnh. Chúng tôi cũng khuyến cáo người lao động ở Trung Đông ít tiếp xúc với động vật hay bất kỳ nguồn nhiễm dịch nào, thực hiện theo khuyến cáo về y tế của nước sở tại để đảm bảo sức khỏe cho mình

Lao động Việt Nam làm việc tại Trung Đông


* Vậy trong trường hợp có lao động nhiễm dịch, họ sẽ có những kênh liên lạc như thế nào, thưa ông?

- Khi có trường hợp liên quan đến dịch bệnh, người lao động có thể liên hệ với Ban Quản lý lao động tại nước đó. Người lao động có thể liên hệ Ban Quản lý lao động ở Ả rập Xê út (Ông Đoàn Kiên Trung, số máy: +066542581069), UAE (Ông Đỗ Minh Anh, số máy: +971504687845).

Trường hợp ở nước chưa có Ban Quản lý lao động, người lao động liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại nước đó hoặc liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước.

* Xin cảm ơn ông!

Thanh Huyền

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh