CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:58

Dịch MERS có thể “thổi bay” 0,15% tăng trưởng GDP của Hàn Quốc

 

Ảnh: SeongJoon Cho / Bloomberg


MERS đã tấn công vào đất nước Hàn Quốc kể từ cuối tháng 5. Từ đó đến nay, đã có khoảng 95 trường hợp nhiễm bệnh, 7 người thiệt mạng và hơn 2.500 người phải cách ly. Dịch bệnh cũng khiến hàng trăm trường học phải đóng cửa, tất cả các bệnh viện bị “lên dây cót” vật lộn với tất cả những trường hợp nghi nhiễm. Khủng hoảng sức khỏe thường cũng sẽ đi cùng nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là khi Hàn Quốc đang phải chịu tác động của đồng tiền mạnh cắt giảm xuất khẩu và tiêu dùng nội địa có dấu hiệu chậm lại.

Bị tác động lớn hơn cả là ngành du lịch, với ước tính thiệt hại giảm 20% doanh số do những du khách quan ngại có thể hủy có tour du lịch đã đặt trước cho tháng sau. Tính đến tháng 5, tổng cộng 20.600 du khách nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, đã hủy chuyến đi tới Hàn Quốc vì MERS. Tổng cục Du lịch Hàn Quốc dự đoán sẽ có khoảng 100.000 du khách Trung Quốc ​​sẽ hủy bỏ chuyến đi trong tháng 6 này.

Dịch SARS bùng phát năm 2003 ở Hong Kong còn gây cắt giảm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, và sau đó là tác động đến thị trường bất động sản. Nếu tình hình dịch bệnh rối ren hơn một tuần qua kéo dài cả tháng, thì doanh số bán lẻ ở Hàn Quốc có thể giảm 10%, nhà hàng giảm 15% so với tháng trước đó. Theo chuyên gia phân tích Sharon Lam của Morgan Stanley, tăng trưởng quý II, quý III có thể bị cắt khoảng 0,5%, tăng trưởng GDP cả năm là 0,15%. Nếu tình hình tồi tệ vượt ngoài tầm kiểm soán, thì con số tương ứng có thể lên tới 3% và 0,8%, đẩy Hàn Quốc chính thức rơi vào suy thoái.

Điều đáng lo ngại là, trong một thế giới mở và truyền thông phát triển, các tin tức tiêu cực sẽ không ngừng được đưa ra trong cả thời gian dài nữa. Cái mà Hàn Quốc đánh mất sẽ không chỉ là vài con số tăng trưởng, mà là tâm lý tiêu dùng – một trong những cột trụ cho cả nền kinh tế.

 Sharon Lam so sánh dịch MERS hiện nay với thảm họa chìm phà Sewol năm ngoái khiến 304 người (chủ yếu là học sinh) thiệt mạng. Trong nhiều tháng sau đó, giới truyền thông liên tục đăng tải những bài viết vạch trần sai lầm của Chính phủ, của quản lý, và điều đó làm “chìm” luôn cả tâm lý người tiêu dùng, gây thiệt hại cho chi tiêu nội địa. Sharon Lam lo ngại, khi điều đó xảy ra thì có thể “giết” đã phục hồi vàn đưa nền kinh tế đất nước Đông Á này rơi vào vòng luẩn quẩn.

Theo songmoi.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh