THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 07:59

Chủ động thực hiện đổi mới công tác cai nghiện

 

Tăng cường cai nghiện tại trung tâm và cộng đồng

Trong 6 tháng đầu năm, các trung tâm đã tiếp nhận mới 6.373 học viên, trong đó 2.732 học viên cai tự nguyện và 3.641 học viên cai bắt buộc theo quyết định của tòa án, tăng 3.305 học viên so với cuối năm 2014. Trong đó, 38 trung tâm có số học viên dưới 50 người, 16 trung tâm có số học viên dưới 100 người. Các cơ sở cai nghiện tư nhân đã tiếp nhận cai nghiện tự nguyện cho 4.515 lượt người, cơ sở chủ yếu mới chỉ thực hiện được giai đoạn điều trị hỗ trợ cắt cơn giải độc với thời gian từ 15-30 ngày.

Cùng với công tác cai nghiện tại trung tâm, công tác cai tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng, điều trị thay thế bằng Methadone cũng được chú trọng. Đến tháng 6/2015, đã tổ chức cai nghiện cho 1.633 người, trong đó 900 người cai tại gia đình, 733 người được cai nghiện tại cộng đồng. Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone có 46, 63 tỉnh, thành phố triển khai với 170 cơ sở, tăng 37 cơ sở so với cuối năm 2014, điều trị cho 31.162 người, tăng 5.939 người so với cuối năm 2014. Trong đó có 7 cơ sở điều trị Methadone xã hội hóa do ngành LĐ-TB&XH  quản lý, đang điều trị cho 1.224 người (TP. Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An và TP.Hồ Chí Minh).

Hiện còn 11 cơ sở cai nghiện tự nguyện có chức năng điều trị Methadone đã được UBND các tỉnh, thành phố thành lập, song chưa tiếp nhận đối tượng (đang trong thời gian hoàn thiện cơ sở vật chất và cán bộ theo quy định về điều trị methadone). Một số tỉnh như Lai Châu, Thanh Hóa đã triển khai việc thành lập các điểm cấp phát thuốc tại các phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế cấp xã, trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội cấp huyện (đến nay đã có 21 điểm: Thanh Hóa  2 điểm, Lai Châu 19 điểm) tạo điều kiện thuận lợi, thu hút đông đảo người nghiện ma túy đến uống thuốc và đạt chỉ tiêu kế hoạch điều trị Methadone đề ra.

Điều trị người nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục-Lao động xã hội.

Công tác quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ đề nghị tòa án xem xét quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng được các địa phương tập trung chỉ đạo. Đến nay, đã có 15/63 tỉnh, thành phố quyết định thành lập cơ sở xã hội để tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ đề nghị tòa án xem xét quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Đồng thời tiếp nhận, quản lý 4.370 người, trong đó 465 người sau khi vào cơ sở xã hội đã xác định được nơi cư trú ổn định và đã đưa họ về địa phương để lập hồ sơ quản lý, giáo dục theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, 240 người không xác định được tình trạng nghiện cũng đã được trả về địa phương; 2.613 người được tòa án xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hiện các cơ sở xã hội đang quản lý 1.016 người. 

Chủ động thực hiện đổi mới công tác cai nghiện

Bên cạnh việc tổ chức thực hiện cai nghiện tại trung tâm, cộng đồng, gia đình các đại phương đã tích cưc, chủ động thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy. Hiện nay, có 45, 63 tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án đổi mới công tác cai nghiện của địa phương theo Quyết định số 2596/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về  “Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020”, tăng 6 tỉnh, thành phố so với năm 2014. Trong đó đã 7 tỉnh thực hiện việc chuyển đổi trung tâm sang cơ sở cai nghiện tự nguyện với 9 trung tâm và đang quản lý, tư vấn, điều trị nghiện cho 1.298 người.

Hiện có 23 tỉnh, thành phố thành lập điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng với 35 điểm; đã tổ chức tư vấn điều trị cho 420 lượt người. Hầu hết các điểm đang chuẩn bị cơ sở vật chất và tập huấn cho cán bộ để thực hiện nhiệm vụ điều trị Methadone cho người nghiện ma túy theo nhiệm vụ Đề án.

Một số mô hình trung tâm chuyển đổi bước đầu đã có kết quả rất đáng khích lệ như Trung tâm số 5 Hà Nội, 6 tháng năm 2015 đã cai nghiện tự nguyện cho trên 900 người và hiện đang quản lý 605 người đạt 150% kế hoạch đề ra; Trung tâm tư vấn và cai nghiện ma túy TP.Hồ Chí Minh cai nghiện, điều trị tự nguyện cho 256 người, hiện đang quản lý và điều trị tự nguyện cho 169 người, trong đó có 154 người điều trị thay thế bằng thuốc Methadone.

Cao Nhất Phiến

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh