THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:48

CEO của Vietjet nhận lương 2,66 tỷ đồng

 

CEO Vietjet vừa lọt danh sách tỷ phủ của Forbes.
Cụ thể, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc (CEO) của Vietjet có lương, thù lao cao nhất trong các thành viên của Hội đồng Quản trị công ty trong năm 2016, với con số 2,66 tỷ đồng/năm.
Hàng loạt các Phó giám đốc như Nguyễn Thị Thuý Bình, Nguyễn Đức Thịnh, Tô Việt Thắng nhận về mức lương, thù lao gần 1,69 tỷ đồng. 
Bà Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, đóng vai trò là thành viên độc lập có thù lao, lương tương ứng 1,27 tỷ đồng/năm. 
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị có thù lao là 902 triệu đồng. Ông Chu Việt Cường thành viên độc lập của Hội đồng quản trị có thù lao 602 triệu đồng. 
Ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành nhận có thù lao khoảng 433 triệu đồng/năm, bà Trần Dương Ngọc Thảo cũng có thù lao tương ứng 754 triệu đồng. 
Theo Vietjet, ngân sách cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát được Đại hội cổ đông phê duyệt cho năm 2016 là 8 tỷ đồng, tổng thù lao và lương của Ban kiểm soát trong năm 2016 là 754 triệu đồng, còn lại các chi phí cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát là 6,614 tỷ đồng. 
Theo tài liệu họp Đại hội cổ đông vừa công bố, Hội đồng quản trị Vietjet vừa có tờ trình phê duyệt mức thù lao, phụ cấp và kinh phí hoạt động trong năm 2017 tăng lên 23,28 tỷ đồng. 
Trong đó, thù lao cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát là 8,28 tỷ đồng, kinh phí hoạt động là 5 tỷ đồng và quỹ công tác xã hội từ thiện và công đồng là 10 tỷ đồng. 
Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty sẽ được quyền quyết định hình thức và mức thù lao, phụ cấp cụ thể cho từng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Mức lương, thù lao của dàn lãnh đạo Vietjet năm 2016.
Đại hội cổ đông năm 2017 của Vietjet tới đây dự kiến sẽ bàn luận các đề xuất về phân phối lợi nhuận và nới room ngoại. 
Cụ thể, Hội đồng quản trị đề xuất cổ đông thông qua việc phân phối lợi nhuận năm 2016. Theo đó, Vietjet sẽ dành 478,5 tỷ đồng để mua cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu. Dành hơn 500 tỷ đồng sẽ để chia cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 25%. Vietjet tiếp tục chi 500 tỷ đồng mua cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100: 20 (tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được thưởng thêm 20 cổ phiếu). 
Phần lợi nhuận còn lại 1.523 tỷ đồng được Vietjet lên phương án chia cổ tức tiền mặt, tỷ lệ 10% và phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:40. Như vậy, năm 2016, Vietjet đã chia cổ tức với tỷ lệ 118,71% trong đó tiền mặt là 31,59%. Tỷ lệ cổ tức dự kiến năm 2017 là 50%, trong đó tiền mặt là 30%. 
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài tại các hãng hàng không nội địa tối đa là 30%. Hội đồng quản trị Vietjet cho rằng việc tăng tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài là cơ hội tốt để tăng tính thanh khoản giao dịch, tạo điều kiện thu hút đầu tư và tăng khả năng huy động vốn cho công ty nên trình cổ đông thông qua chủ trương mở rộng giới hạn tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài lên tối đa 49%. 
Năm 2016 được cho là năm thành công nhất với mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục của Vietjet đạt lần lượt 27.499 tỷ đồng và 2.496 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 39% và 113% so với năm 2015. 
Tính tới 31/12/2016, tổng tài sản của Vietjet đạt 20.063 tỷ đồng, tăng trưởng 67% so với năm 2015. Vốn chủ sở hữu đạt 4.734 tỷ đồng, tăng trưởng 120%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 1.703 tỷ đồng, chưa bao gồm cổ tức năm 2016 đã tạm ứng cho cổ đông là 1478,5 tỷ đồng.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh