Những CEO nào có mặt trong báo cáo rà soát nhân sự Bộ Công Thương?
- Huyệt vị
- 12:59 - 22/06/2016
Việc rà soát này bao gồm cả các trường hợp tiếp nhận người từ bên ngoài về, và các trường hợp được điều động từ Bộ về, nắm giữ các vị trí trong Hội đồng quản trị, ban giám đốc của các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ.
Theo các quy định hiện hành, Bộ Công Thương có chức năng quản lý nhà nước rộng, bao gồm 26 ngành và lĩnh vực cụ thể. Bộ cũng đang quản lý 16 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, trong đó có những doanh nghiệp có vai trò là trụ cột, "quả đấm thép" của nền kinh tế, như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), Tổng công ty Thuốc lá (Vinataba), Tổng công ty Giấy Việt Nam, hay những doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty Bia –Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco).
Ông Vũ Quang Hải, Phó giám đốc Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Theo những Nghị định hiện hành về Điều lệ hoạt động của một số tập đoàn lớn trong ngành công thương hiện hành như EVN, PVN, Vinacomin, Petrolimex, Vinachem…, vai trò của Bộ Công Thương về công tác nhân sự không hề nhỏ.
Cụ thể, Bộ được đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, khen thưởng kỷ luật Chủ tịch HĐTV các tập đoàn.
Ngoài ra, Bộ Công Thương được quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên chuyên ngành tại Tập đoàn.
Ở các Tổng công ty và doanh nghiệp trong ngành công thương thuộc sở hữu nhà nước hay Nhà nước có cổ phần chi phối, Bộ Công Thương còn là đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp - khi chưa được chuyển về SCIC. Dĩ nhiên kèm theo đó là quyền bổ nhiệm các nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp.
Bởi vậy, với yêu cầu của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Báo cáo nhân sự của Bộ Công Thương sẽ phải xuất hiện nhiều gương mặt từng làm Tổng giám đốc, Giám đốc đình đám một thời sau đó lên Bộ làm công chức hay ngược lại từ vị trí công chức được bổ nhiệm vào các chức danh quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp lỗ lên làm công chức rồi đi doanh nghiệp to hơn
Có lẽ đứng đầu trong danh sách này là ông Vũ Quang Hải, người từng là Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư tài chính công đoàn Dầu khí (PVFI) thuộc (PVN). Sau 2 năm dưới sự điều hành của ông Hải, theo phản ánh của VAFI, doanh nghiệp này đã thua lỗ tổng cộng 220 tỷ đồng (năm 2011 lỗ 155 tỷ đồng, năm 2012 lỗ 67 tỷ đồng). Thời điểm nhậm chức Tổng giám đốc tại PVFI, ông Vũ Quang Hải mới 25 tuổi.
Sau khi rời PVFI, ông Hải được điều chuyển về Cục Xúc tiến thương mại – cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương. Tiếp đó được bổ nhiệm hàm Phó vụ trưởng kiêm Kiểm soát viên tài chính của Viantaba. Sau đó, ông Hải được điều động về Sabeco và được bổ nhiệm giữ chức Phó tổng giám đốc Sabeco.
Tại phiên họp thứ 49, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến Báo cáo tình hình thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2015, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp kiến nghị Lê Thị Nga đã nhắc tới một số đơn vị gây lãng phí như Nhà máy tơ sợi Đình Vũ; Nhà máy Gang Thép Thái Nguyên; Nhà máy Đạm Ninh Bình, Nhà máy Ethanol mà dư luận và báo chí nhắc tới gần đây và đề xuất, Chính phủ cần báo cáo cụ thể về những Dự án này, trách nhiệm của người đầu tư, người đứng đầu chịu trách nhiệm tại các đơn vị trên hiện đã luân chuyển công tác đi đâu, làm gì khi để xảy ra dấu hiệu lãng phí nhiều tại các Dự án trên. |
Với ông Trịnh Xuân Thanh, người đi xe Lexus biển xanh đang tập trung sự chú ý của dư luận, cũng từng có thời gian dài làm việc tại Bộ Công Thương, trước khi về làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Ông Thanh từng là Chủ tịch HĐQT của Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từ tháng 2/2009 đến tháng 5/2013, và sau đó về làm Phó chánh Văn phòng Bộ kiêm Trưởng đại diện Bộ Công Thương tại miền Trung hồi tháng 9/2013.
Sau đó, tháng 3/2014, ông Thanh được điều động tạm thời phụ trách công việc chung của Văn phòng. Tới tháng 2/2015, ông Thanh được bổ nhiệm giữ chức Vụ trưởng, Ban đổi mới doanh nghiệp Bộ Công Thương.
Tại PVC, theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đơn vị này đã lỗ 1.820 tỷ đồng năm 2012 và tới hết năm 2013 lỗ hợp nhất 3.200 tỷ đồng.
Nguyên nhân được chỉ ra là do PVC đã bị mất cân đối về tài chính, dòng tiền kinh doanh âm cả nghìn tỷ đồng, sa lầy vào bất động sản và đầu tư dàn trải, không đúng mục đích, không theo kế hoạch phê duyệt.
Một CEO khác cũng để doanh nghiệp thua lỗ rất lớn và đã về Bộ Công Thương làm công chức là ông Lê Phú Hưng, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel).
Ông Lê Phú Hưng được bổ nhiệm làm quyền Tổng giám đốc của VNSteel từ 1/3/2011 và chính thức là Tổng giám đốc của VNSteel từ ngày 1/10/2011. Nhưng năm 2012, VNSteel đã lỗ 538 tỷ đồng và tiếp đó năm 2013 lỗ tiếp 290 tỷ đồng, nâng số lỗ luỹ kế của đơn vị này lên hơn 800 tỷ đồng vào cuối năm 2013.
Do đã trở thành công ty cổ phần nên ông Lê Phú Hưng đã được Hội đồng quản trị của VNSteel ra quyết định miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc, về nhận công tác tại Bộ Công Thương với đơn vị ban đầu là Vụ Phát triển nguồn nhân lực. Hiện ông Hưng đang công tác tại Tổng cục Năng lượng.
Một gương mặt khác có thể cũng được tham gia vào báo cáo này là trường hợp bà Vũ Thuý Huệ, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Công nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam (PV EIC).
Vào tháng 9/2013, Tổng giám đốc PVN khi đó là ông Đỗ Văn Hậu, đã ra Quyết định số 6412/QĐ-DKVN lập Đoàn Kiểm tra các dấu hiệu sai phạm tại PV EIC, do HĐQT đương nhiệm của PV EIC “tố” bà Vũ Thúy Huệ có hàng loạt sai phạm và tiêu cực, liên quan đến công tác quản lý và sử dụng vốn, điều hành doanh nghiệp...
PV EIC hình thành năm 2008, trong đó PVN là cổ đông lớn. Giai đoạn từ 2009-2011, PV EIC đã đầu tư nhiều dự án bất động sản, dự án sản xuất và mua bán cổ phần trong các công ty khác không đúng mục đích dẫn đến nhiều sai phạm về tài chính.
Sau đó, PVN đã có kết luận về những sai phạm nói trên và đã có công văn số 186/DKVN-TTr ngày 6/12/2013, yêu cầu người đại diện phần vốn của Tập đoàn cùng HĐQT kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể gây ra những sai phạm trên. Tuy nhiên cũng không có các thông tin liên quan đến kết quả xử lý các sai phạm này trên công luận.
Vào tháng 2/2014, bà Vũ Thuý Huệ đã được ra mắt là Kiểm soát viên chuyên trách phụ trách chung tại Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, theo quyết định bổ nhiệm của Bộ Công Thương. Hiện bà Huệ đã về công tác tại Tổng cục Năng lượng.
Công chức xịn sang làm lãnh đạo doanh nghiệp nghìn tỷ
Bên cạnh các doanh nhân về bộ làm công chức, Bộ Công Thương với quyền hạn của mình cũng đã cử các công chức sang làm lãnh đạo doanh nghiệp thuộc mình quản lý.
Đáng chú ý trong số này là ông Phan Đăng Tuất tại Sabeco. Vào tháng 5/2012, Bộ Công Thương đã cử ông Phan Đăng Tuất làm cán bộ quản lý phần vốn nhà nước tại Sabeco thay cho ông Nguyễn Bá Thi. Đồng thời ông Phan Đăng Tuất được phân công giữ chức Chủ tịch HĐQT Sabeco. Trước đó ông Tuất là Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp của Bộ Công Thương.
Vào tháng 8/2015, ông Tuất đã được Bộ Công Thương cho thôi nhiệm vụ quản lý phần vốn nhà nước tại Sabeco, và sau đó trở lại Bộ Công Thương, rồi nắm vị trí Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp.
Sau khi ông Tuất thôi làm Chủ tịch Sabeco, ông Võ Thanh Hà sinh năm 1974, đã được Bộ Công Thương giao là người đại diện quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Bộ Công Thương cũng là cơ quan quản lý và có tỷ lệ biểu quyết lên tới 89,59% tại Sabeco, nên việc ông Hà trở thành Chủ tịch HĐQT Sabeco vào tháng 10/2015, dĩ nhiên không có gì khó khăn.
Chỉ một thời gian ngắn trước đó, vào tháng 2/2015, ông Hà được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Bộ Công Thương. Còn trước đó, ông Hà là Phó chánh văn phòng, kiêm Thư ký Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Nghĩa là, trước khi “đột nhiên” trở thành Chủ tịch HĐQT Sabeco và sau đó kiêm thêm nhiệm vụ Tổng giám đốc Sabeco từ tháng 1/2016 - ông Hà hoàn toàn chưa có chút kinh nghiệm thực tế nào liên quan đến quản lý, kinh doanh và điều hành doanh nghiệp, chưa kể đó là một doanh nghiệp có quy mô lớn như Sabeco.
Cũng có một công chức xịn khác được giao nhiệm vụ tại doanh nghiệp bia lớn khác do Bộ Công thương quản lý là Habeco.
Cụ thể, Bộ Công Thương đã trao quyết định ủy quyền đại diện đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại Habeco cho ông Đỗ Xuân Hạ, nguyên Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương làm đại diện phần vốn nhà nước tại Habeco từ ngày 18/8/2015, sau khi nhân sự đảm nhiệm vị trí này đã nghỉ hưu từ ngày 1/6/2015.
Ông Đỗ Xuân Hạ sinh năm 1961, trước đó giữ vị trí Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương từ ngày 30/3/2012.
Còn với Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, ông Vũ Văn Cường Chủ tịch HĐTV được bổ nhiệm từ ngày 1/3/2013 đã từng là Chánh văn phòng Bộ Công Thương.
Trước đó từ ngày 10/3/2011, ông Cường được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Bộ. Ông Cường đã kinh qua các chức vụ Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc công ty Da giầy Hà Nội, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Da giầy Việt Nam kiêm Tổng giám đốc Công ty Giầy Hiệp Hưng , Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ – Bộ Công Thương trước khi làm Chánh văn phòng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu: |