THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:31

Câu chuyện cây thuốc lá và thủ phạm gây nên đói nghèo

 

Tổ chức Y tế thế giới đánh giá song song với những nỗ lực của Chương trình Phòng chống thuốc lá, Việt Nam là một trong những nước thực hiện rất tốt những nghiên cứu, điều tra đánh giá về nạn dịch thuốc lá và những chương trình can thiệp. Đặc biệt, Việt Nam là một trong số ít các nước tại châu Á thực hiện 3 lần nghiên cứu GYTS (điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên từ 13-15 tuổi) và 2 lần nghiên cứu GATS (điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành).

Cây thuốc lá


Qua những điều tra chuẩn toàn cầu đó, Việt Nam đã theo dõi được xu thế và tình hình sử dụng thuốc lá và so sánh với các quốc gia khác. Cụ thể: so với năm so với năm 2007, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu ở thanh thiếu niên Việt Nam giảm từ 3,3% xuống 2,5%. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động trong học sinh cũng giảm được 18,8%.

Nước ta hiện có 15,6 triệu người đang hút thuốc lá. Tỷ lệ hút thuốc lá điếu của nam giới khu vực thành thị giảm được 6,5%. Năm 2015, người Việt Nam dành 31 ngàn tỉ đồng để mua sản phẩm độc hại này.

“Những kết quả nghiên cứu này là con số biết nói, không chỉ nêu lên gánh nặng của đại dịch thuốc lá mà còn là bằng chứng để vận động, xây dựng những chính sách can thiệp phù hợp, mà quan trọng nhất là Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá do Quốc hội ban hành", đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn cho rằng tỉ lệ hút thuốc lá đã giảm hơn nhưng vẫn ở ngưỡng cao. Hơn nữa, việc mọi người có thể dễ dàng mua thuốc lá ở nơi công cộng, đặc biệt là quán cà phê, nhà hàng và địa điểm vui chơi khác... đang gây ra những khó khăn, cản trở nỗ lực trong việc cai nghiện, giảm tỷ lệ hút thuốc tại nước ta. Bên cạnh đó, việc giám sát và xử phạt chưa nghiêm đang gây ra những khó khăn cho việc cai nghiện và giảm tỷ lệ người hút thuốc lá.

Do đó, Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi, người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ không nên hút thuốc lá. Nếu đã lỡ nghiện thuốc lá thì nên bỏ để không ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của mình và những người xung quanh. Có như vậy mới có thể phòng chống có hiệu quả tác hại của thuốc lá, giảm tỷ lệ tử vong từ các bệnh do tác hại của thuốc lá gây ra.  

Trong khi đó, ông Lokky Wai (Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam) nhấn mạnh, tác hại của thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới mỗi cá nhân mà còn gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế quốc gia, nghiêm trọng hơn nữa là gây ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống.

Khuynh hướng tương tự cũng được thể hiện rõ ở tỷ lệ chi cho thuốc lá so với chi cho chăm sóc sức khoẻ và tổng chi tiêu ở các nhóm chi tiêu khác nhau. Kết quả phân tích bằng mô hình hồi quy cho thấy chi tiêu cho thuốc lá có tương quan ngược chiều với chi cho thực phẩm, giáo dục và tổng chi tiêu của hai nhóm nghèo và cận nghèo. Ngược lại, chúng có quan hệ thuận chiều ở hai nhóm cận giàu và giàu.

“Thuốc lá là nguyên nhân làm nhiều hộ gia đình bị rơi vào nhóm nghèo. Nếu số tiền chi tiêu cho thuốc lá được sử dụng cho mua lương thực thực phẩm cho gia đình thì 11,2% trong số hộ gia đình nghèo lương thực thực phẩm sẽ thoát nghèo. Tiêu dùng thuốc lá không chỉ gây nên nghèo đói mà còn làm tăng khoảng cách của bất bình đẳng, tăng khoảng cách giàu nghèo”, đại diện WHO nhấn mạnh.

 

Theo thống kê, tổng chi cho thuốc lá tại Việt Nam là 5.834 tỷ đồng. Gánh nặng chi tiêu cho thuốc lá lớn hơn đối với hộ gia đình nghèo. Tỷ lệ chi cho thuốc lá so với chi giáo dục của nhóm nghèo là 150%, của nhóm cận nghèo là 108,2%, của nhóm trung bình là 94,2%, của nhóm cận giàu là 68,1% và của nhóm giàu là 46,4%.

AP

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh