THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:08

Cần xem xét lại việc tranh chấp đất của người dân với Công ty kinh doanh tổng hợp huyện Châu Thành - Kiên Giang

 

Theo đơn trình bày thì trước năm 1982, ông Lê Văn Báo trú tại ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hoà Phú, huyện Châu Thành có bán cho ông Quờn phần đất (có diện tích theo kê khai sau này là 3.600m2). Gia đình ông Quờn trồng lúa, khoai trên phần đất này cho đến năm 1990 thì Công ty Kinh doanh tổng hợp huyện Châu Thành, Kiên Giang thu hồi diện tích 1.000m2 đất nhưng không có quyết định thu hồi, không bồi thường. Năm 1992, Công ty Kinh doanh tổng hợp giải thể nên UBND huyện Châu Thành ban hành các Quyết định số: 265/QĐ-UB ngày 07/8/1992, số 266/QĐ-UB ngày 08/8/1992, số 347/QĐ-UBND ngày 30/12/1992, cho phép Ban Thanh lý giải thể chuyển nhượng thành quả lao động cho 3 hộ: Ông Lý Thoại Minh với diện tích 440m2, ông Quách Hải Minh với diện tích 500m2, bà Võ Thị Bảnh với diện tích 680m2 đất. 

         Khu đất đang tranh chấp nhà ông Quờn

Sự thật, tháng 11/1990, Công ty Kinh doanh tổng hợp qua 2 lần chuyển nhượng thành quả lao động trên đất chỉ có quyền sử dụng 940m2 đất. Nhưng sau đó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành đã ban hành 3 quyết định chuyển nhượng thành quả lao động cho 03 hộ với tổng diện tích là 1.620m2 đất. Phần diện tích này lớn hơn diện tích thực tế của Công ty Thương nghiệp là 680m2, bằng đúng diện tích mà bà Võ Thị Bảnh đã nhận chuyển nhượng của Ban thanh lý giải thể huyện Châu Thành. Dù hồ sơ đã thể hiện đầy đủ nhưng qua nhiều lần giải quyết từ thẩm quyền ban đầu của Chủ tịch UBND huyện Châu Thành đến lần giải quyết lần 2 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đều không đề cập đến Quyết định số 347/QĐ-UBND ngày 30/12/1992 về cho phép Ban thanh lý giải thể bán cho bà Bảnh 680m2 đất.

          Tương tự như vậy, gia đình ông ông Phạm văn Y, tại ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang cũng rơi vào nguy cơ bị mất đất một cách oan uổng. Được biết trước đây, ông Phạm văn Y có 01 phần đất đất mặt tiền cặp Quốc lộ 63 (gần cách phà Tắc Cậu khoảng 200m), diện tích 1.200m2, thuộc ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Phần đất này ông Y đã sang nhượng hợp pháp từ 2 người khác đã bị Công ty kinh doanh tổng hợp và cung ứng hàng xuất khẩu huyện Châu Thành (Công ty KDTHXK) khi đang san lấp cát phần đất trên xong bán lại cho người khác, phần liền kề đã san lấp lấn kế phần đất của ông Quờn.  Hành vi này của các cán bộ chính quyền địa phương đã có kết luận về những sai phạm trong quản lý đất đai của địa phương đối với thửa đất này. Một số cán bộ đã bị xử lý kỷ luật. Thế nhưng, sau “sự kiện” kỷ luật vừa nói, những người thừa hành sau này không những đã không khắc phục hậu quả do những người tiền nhiệm gây ra cho ông Quờn, ông Y mà bằng cách họp dân và cho 02 người là ông Lé và ông Đa làm chứng rằng, ông Quờn đã hoán đổi đất với Công ty KDTHXK Châu Thành, và đã nhận 03 nền và đã bán cho cho các ông Ngô Kiếm, Triệu Kiến Phong, và Trịnh Hui. Họ lập ra biên bản làm việc là ông Quờn có hoán đổi đất với Công ty KDTHXK Châu Thành, và đã nhận 03 nền và đã bán cho cho các ông Ngô Kiếm, Triệu Kiến Phong, và Trịnh Hui, như lời chứng. Khi ký biên bản, ông Quờn đã phát hiện. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, trước khi ký vào biên bản làm việc, ông Quờn có đề nghị được ghi ý kiến: Không đồng ý với nội dung biên bản được cán bộ Thanh tra tỉnh vừa lập. Ý kiến này được chấp nhận. Song cán bộ làm biên bản đã đề nghị ông Quờn ghi ý kiến phản bác nội dung biên bản lên một tờ giấy trắng ngoài biên bản được đánh máy. Điều này đồng nghĩa rằng, ông Quờn sẽ mất trắng phần tài sản 1.000m2 đất của mình mà ông đang khiếu nại đòi lại. Thiết nghĩ phần đất lớn ở vị trí mặt tiền như vậy việc ông Quờn có hoán đổi với Công ty KDTHXK Châu Thành thì chắc phải có cả hồ sơ pháp lý chặt chẽ chứ không phải nghe nhân chứng nói “khơi khơi” như vậy. 

Ông Quờn và ông Y trình bày vụ việc

Trong hồ sơ ông Quờn còn cung cấp còn có một văn bản được làm giả với nội dung làm lệch hoàn toàn hồ sơ, nhưng dường như không sử dụng được do người làm giả giấy này đã cho đánh máy nhầm lẫn tên ông Huỳnh Công Quờn thành Huỳnh Công Hườn. Theo hai ông Phạm văn Y và Huỳnh Công Quờn, chỉ mong muốn chình quyền có hướng giải quyết hợp tình hợp lý, và đúng theo quy định của pháp luật hiện hành, trả lại quyền và lợi ích chính đáng cho hai ông.

Thiết nghĩ, đã đến lúc huyện Châu Thành, Công ty Kinh doanh tổng hợp nên làm rõ và cung cấp các bằng chứng pháp lý thể hiện việc ông Y và ông Quờn đã hoán đổi đất cho công ty. Dư luận mong rằng các cơ quan có trách nhiệm của tỉnh Kiên Giang nên xem xét giải quyết vụ việc theo đúng pháp luật không để người dân bị thiệt thòi, oan sai.

Hữu Hiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh