THỨ NĂM, NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2024 11:46

Cần Thơ: Chất lượng đào tạo nghề đã đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Cần Thơ, tỷ lệ học sinh, sinh viên có việc làm sau khi học nghề năm 2017 toàn thành phố bình quân đạt 72,63% trên tổng số học sinh tốt nghiệp, đặc biệt có một số ngành trình độ cao đẳng, trung cấp tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm đạt trên 86%. Đây là tỉ lệ khá cao sao với mặt bằng chung của các trường cao đẳng, trung cấp đào tạo nghề trong khu vực.

Học sinh tham quan 1 cơ sở dạy nghề để định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

Có được kết quả trên, ngay từ đầu năm học, công tác tuyên truyền, quán triệt các quan điểm, mục đích, yêu cầu, mục tiêu, chính sách đến các bộ, đảng viên và nhân dân luôn được tăng cường, phổ biến rộng rãi. Một số địa phương đã mạnh dạn nghiên cứu, thực hiện các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm đạt hiệu quả tốt. Các địa phương từng bước quan tâm hơn đến công tác xác định nghề cần đào tạo cho người lao động nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo điều kiện cho người lao động có việc làm sau khi học nghề.

Cụ thể, trong năm 2017 ngành LĐ-TB&XH Cần Thơ đã thực hiện đào tạo nghề đúng chỉ tiêu đề ra: 131/131 lớp dưới 3 tháng và sơ cấp nghề. Trong đó có 18 đơn vị tham gia đào tạo trong các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, đã đào tạo nghề cho 4.725 lao động nông thôn, với tổng kinh phí trên 12,6 tỷ đồng.

Các nhóm ngành nghề nghề khách sạn, nhà hàng đang thu hút nhiều học viên tham gia học nghề.

Song song với phát triển quy mô đào tạo về số lượng, các cơ sở giáo dục dạy nghề Cần Thơ cũng chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng đào tạo bằng nhiều biện pháp hiệu quả như: thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, quản lý hồ sơ xổ sách giáo dục tổ chức dự giờ, bình giảng, duy trì tốt việc thực hiện kỷ cương nề niếp dạy và học. Đặc biệt chú trọng cải tiến phương pháp giảng dạy, áp dụng các phương pháp dây học hiện đại giúp học viên nắm được quy trình, công nghệ mới của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Đồng thời, khuyến khích giáo viên và học viên tự làm và sử dụng đồ dung thiết bị tự làm trong dạy và học. Phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt…

Hiện mạng lưới cơ sở nghề trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã được mở rộng với 81 cơ sở giáo dục dạy nghề, các mạng lưới này được cũng cố, tăng cường đầu tư và phát triển, đa dạng về loại hình, trình độ đào tạo và mô hình hoạt động. Đội ngũ giáo viên giáo dục dạy nghề đã có trình độ chuyên môn về kỹ năng nghề nghiệp tăng, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề so với tình hình thực tế hiện nay.

Ông Châu Hồng Thái, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Cần Thơ cho biết: Hiện các chương trình giảng dạy và đào tạo nghề của thành phố dựa trên cơ sở khung trình độ của Bộ LĐ-TB&XH ban hành, có sự điều chỉnh với sự tham gia của doanh nghiệp để lựa chọn những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết đưa vào chương trình cho phù hợp. Cấu trúc chương trình được xây dựng theo mô đun tích hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và thái độ nghề nghiệp… đảm bào sự liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo.

Cũng theo Phòng đào tạo nghề - Sở LĐ-TB&XH Cần Thơ, cơ cấu ngành nghề tuyển sinh trên địa bàn thành phố đang chuyển hướng mạnh theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội, tập trung vào các lĩnh vực chính như CNTT, nhóm ngành kỹ thuật, nhóm ngành giao thông, nghề du lịch, khách sạn, nhà hàng… Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng đã linh hoạt trong việc tuyển sinh và tổ chức đào tạo với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp như: đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, liên kết đào tạo, mở thêm những ngành nghề mới theo nhu cầu của thị trường lao động… để thu hút tuyển sinh và người học.

NGỌC THIỆN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh