THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:11

Thanh Hóa: Điều động cán bộ quản lý, giáo viên, hành chính dôi dư

 

“Theo quyết định của tỉnh thì chỉ thực hiện điều động cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính dôi dư từ trường thừa sang trường thiếu, giữa các trường trường trong phạm vi huyện hoặc giữa các huyện trên địa bàn tỉnh, bảo đảm phù hợp với nhu cầu của đơn vị trong chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao”, ông Thành nói.

Công văn của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc sắp xếp, bố trí, điều động cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính

Việc điều động cán bộ, giáo viên phải đảm bảo các yêu cầu sau: công khai, minh bạch, công bằng, đúng quy định của nhà nước và của tỉnh. Không thực hiện bắt thăm trong việc xác định đối tượng điều động. Áp dụng hình thức điều động có thời hạn.

Sau khi thực hiện điều động cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính giữa các trường trong huyện, Chủ tịch UBND huyện có trách nhiệm tổng hợp số cán bộ, giáo viên, nhân viên hành chính thừa thiếu theo từng bộ môn, vị trí việc làm của từng huyện, gửi Sở GD&ĐT và Sở Nội vụ.

Theo số liệu của Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hoá, tỉnh đang thừa gần 1.000 giáo viên bậc THCS, nhưng lại thiếu tới gần 6.000 giáo viên mầm non và 2.000 giáo viên tiểu học. Trước đó, hàng trăm giáo viên hợp đồng tại các huyện Vĩnh Lộc và Yên Định bị buộc phải chấm dứt hợp đồng lại đang gây bức xúc trong dư luận thời gian qua.

Mặc dù sắp đến ngày khai giảng, nhưng tại một số trường mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng. Trẻ em ở độ tuổi đến trường ngày một đông trong khi số lượng giáo viên không được bổ sung thêm, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác dạy và học. Không chỉ riêng bậc học mầm non, ở bậc tiểu học, tình trạng thiếu giáo viên cũng diễn ra phổ biến.

Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở GD&ĐT xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên thuộc diện được điều động tăng cường công tác giữa các trường tiểu học và mầm non để bổ sung cập nhật kiến thức, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng và công việc mới.

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện của UBND các huyện, thị xã, thành phố, kịp thời phát hiện những bất cập khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; những vấn đề vượt thẩm quyền, có ý kiến đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.

Thống kê tại một số huyện của tỉnh Thanh Hóa như: Huyện Yên Định cho thấy, tổng giáo viên biên chế và hợp đồng của huyện này là hơn 2.600, trong đó định biên hơn 1.800, còn lại hợp đồng. Hiện đang thừa 87 giáo viên cấp THCS; Mầm non theo định biên còn thiếu 187 và Tiểu học thiếu 183 người. UBND huyện Yên Định cũng đã có dự thảo kế hoạch sắp xếp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hành chính. Tại huyện Hoằng Hóa được giao 1561 cán bộ, giáo viên và nhân viên hành chính bậc học mầm non, 1256 cán bộ, giáo viên và nhân viên hành chính bậc tiểu học. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu được giao, hiện nay toàn huyện vẫn còn thiếu 438 biên chế bậc mầm non và 193 biên chế bậc tiểu học. Theo lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo huyện Hoằng Hóa, nguyên nhân của thiếu giáo viên bậc học mầm non và tiểu học là do trung bình hàng năm có khoảng 80 đến 90 giáo viên về nghỉ chế độ, trong khi đó huyện lại không được phép tuyển dụng thêm giáo viên.

Thiếu giáo viên khiến các nhà trường gặp nhiều khó khăn trong công tác chuyên môn. Một số trường đã phải ghép lớp, bố trí số học sinh mỗi lớp đông hơn so với quy định của Bộ GD&ĐT. Một số trường phải hợp đồng thêm giáo viên và phải tự trả lương cho giáo viên hợp đồng.

Năm học 2016 - 2017, thị xã Bỉm Sơn thiếu khoảng hơn 50 giáo viên mầm non và 90 giáo viên tiểu học. Bậc tiểu học có 156 lớp, nhưng chỉ có 110 giáo viên văn hóa. Năm học mới này, Bỉm Sơn có khoảng 40 lớp tiểu học không có giáo viên giảng dạy. Trước tình trạng này, Bỉm Sơn đã phải dồn lớp xuống còn 146 lớp (trung bình hơn 40 học sinh/1 lớp).

Việc điều động cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở phải công khai, minh bạch, đúng quy định của nhà nước. Đồng thời có cơ chế hỗ trợ phù hợp cho các giáo viên phải tham gia chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung cập nhật kiến thức, phương pháp giảng dạy mới.

Hoàng Minh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh