CHỦ NHẬT, NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2024 07:43

“Cấm quần không đáy” xưa và nay

Váy của người phụ nữ miền Bắc xưa đúng như mô tả trong một câu đố:“Vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu,Bên ta thì có, bên Tàu thì không”.Làm vua 20 năm, nhưng Minh Mạng (1820-1840) đã hai lần ra sắc dụ bắt dân chúng Đàng Ngoài phải thay đổi cách ăn mặc theo người Đàng Trong.

“Cấm quần không đáy” xưa (ảnh MH)

Thời ấy, phụ nữ từ Quảng Bình trở vào Nam thì mặc quần, còn từ Hà Tĩnh trở ra Bắc thì mặc váy. Sắc dụ viết: “Thiết tha xuống lời dụ này: Các ngươi đại thần nên sức khắp cho sĩ dân trong hạt: Phàm cách thức ăn mặc, đổi theo cách thức như Quảng Bình trở vào Nam, chuẩn cho đến cuối mùa xuân năm Minh Mạng thứ 10, nhất tề sửa đổi lại để nêu ý nghĩa “vâng theo phép vua... thông báo thay đổi thể chế áo quần, không câu nệ già trẻ trai gái, hạn cho tháng 3 phải sửa đổi, người nghèo thì được hạn cho 6 tháng” (theo Khâm định, tr. 217).

Cũng tiếp nối mạch chép về việc này, sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ chép lời dụ của vua Minh Mạng được ban năm Minh Mạng thứ 18 (1837): “Trước kia cho rằng, áo mặc từ sông Gianh trở ra ngoài vẫn thói hủ lậu, đặc biệt cho xuống dụ đổi theo áo mặc như từ Quảng Bình trở vào Nam, để tỏ ra cùng một phong tục, lại cho kỳ hạn rộng rãi để cho thong thả may mặc.

Thế mà từ năm Minh Mạng thứ 8 đến nay, đã qua 10 năm, vẫn nghe thấy nông phu và đàn bà thôn quê ở quãng ngoài, có nhiều người cứ theo thói cũ, chưa đổi. Về trách nhiệm thực là ở quan địa phương, xong việc thì quên ngay, không chịu ngày ngày khuyên bảo thêm cho nên đến nỗi thế.

Vậy truyền dụ cho đốc, phủ, bố, án, thượng, ty từ Hà Tĩnh trở ra Bắc đều nên dốc lòng khuyên dụ dân hạt, bảo cho biết hiện nay cõi đất hợp làm một, há nên Nam, Bắc phong tục khác nhau, huống chi từ Quảng Bình trở vào Nam đều theo thể chế nhà Hán, nhà Minh, mũ áo, áo quần chỉnh tề như thế, so với người miền Bắc, con trai đóng khố, đàn bà trên thì mặc áo giao lĩnh, dưới mặc váy, đẹp xấu chẳng rõ rệt dễ thấy ư? Sao có kẻ đã theo tục tốt, mà có kẻ cũng quen tục cũ lỗi thời chưa đổi, há chẳng là đại ý cố tâm, cố trái, can phạm tội lệ, khiến cho đều nhận biết minh bạch.

Vậy hạn cho trong năm nay, cần phải nhất luật thay đổi cả, và khi sang năm mới, nếu vẫn còn theo thói cũ không đổi, tức thì trị tội nặng” (Khâm định, tr. 217). Dựa trên ghi chép của sách Khâm định thì 10 năm từ ngày vua Minh mạng ra Chỉ dụ vẫn không được thực thi nghiêm túc.

Bên cạnh đó chống đối của dân chúng:“Tháng chín có chiếu vua ra:Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.Không đi thì chợ không đông,Đi ra bóc lột quần chồng sao đang?Có quần ra quán bán hàng,Không quần đứng nấp đầu làng trông quan”.

Sự phản ứng dữ dội không chỉ ở dân thường mà ngay cả trong giới quan trường, các phu nhân vẫn nghiễm nhiên mặc váy lĩnh hồng. Chuyện về phu nhân của một Phó vệ suýt bị chém đầu vì dám mặc váy, cho  thấy chiếc váy đã gắn bó như thế nào với phụ nữ.

Khi bàn chuyện vua Minh Mạng cấm mặc quần không đáy làm chúng tôi  nhớ đến chuyện đầu năm học 2013 – 2014, hiệu trưởng trường THCS và THPT Việt Trung (Quảng Bình) đã ra văn bản cấm nữ giáo viên mặc váy lên lớp. Tất nhiên khác với thời Minh Mạng dân chúng chỉ biết phản đối ngầm, còn “lệnh” của vị hiệu trưởng trên ngay lập tức nhận được sự phản ứng của các giáo viên nữ trong trường cũng như bạn đọc

Thiên Hướng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh