THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 08:07

Các quốc gia cần đẩy nhanh nỗ lực để đạt an ninh lương thực toàn cầu

Các quốc gia cần đẩy nhanh nỗ lực để đạt an ninh lương thực toàn cầu - Ảnh 1.

Còn nhiều thách thức trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho toàn cầu

Mặc dù các mục tiêu phát triển bền vững dự đoán sẽ được hoàn thành trong thập kỷ tới, nhưng điều kiện khí hậu, môi trường và những đứt gãy của nền kinh tế do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đã kéo thế giới đi xa hơn để đạt được mục tiêu này. Do đó, các quốc gia cần tập trung để thúc đẩy sản xuất trong các hệ thống nông nghiệp.

Đảm bảo an ninh lương thực và chế độ ăn lành mạnh cho dân số thế giới, dự kiến đến năm 2030 đạt 8,5 tỷ người vẫn là một thách thức. Cải thiện năng lực sản suất sẽ là chìa khóa để đảm bảo an ninh lương thực một cách bền vững. Trong đó, gia tăng về trồng trọt toàn cầu dự kiến vào năm 2030 sẽ là 87%, mở rộng diện tích về chăn nuôi và thủy sản được kỳ vọng là sẽ phát triển. Việc mở rộng đàn gia súc cũng được cho là sẽ góp phần đáng kể vào tăng trưởng sản xuất chăn nuôi ở các nền kinh tế mới nổi và các nước có thu nhập thấp.

Thương mại vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu. Trung bình trên thế giới, khoảng 20% lượng tiêu thụ trong nước được nhập khẩu. Trong tương lai đến năm 2030, nhập khẩu dự kiến chiếm 64% tổng tiêu thụ nội địa ở khu vực Cận Đông và Bắc Phi, trong khi khu vực Mỹ Latinh và Caribe dự kiến xuất khẩu hơn 1/3 tổng sản lượng nông nghiệp.

Các quốc gia cần đẩy nhanh nỗ lực để đạt an ninh lương thực toàn cầu - Ảnh 2.

Mở rộng các đàn gia súc, góp phần tăng trưởng sản xuất chăn nuôi cho các nước có thu nhập thấp.

Tổng lượng lương thực sẵn có trên toàn cầu được dự đoán sẽ tăng 4% trong thập kỷ tới để đạt hơn 3000 calo/người/ngày. Ở các nước thu nhập cao, lượng lương thực bình quân đầu người có thể tăng lên đáng kể so với mức vốn đã cao. Tuy nhiên, tăng trưởng thu nhập và thay đổi sở thích của người tiêu dùng sẽ hỗ trợ việc chuyển từ các lương thực chính sang các loại thực phẩm có giá trị cao hơn, bao gồm trái cây và rau quả và ở mức độ thấp hơn là các sản phẩm động vật.

Ở các nước thu nhập thấp, lượng lương thực sẵn có dự kiến tăng 3,7%, tương đương 89 calo/người/ngày. Những hạn chế về kinh tế sẽ hạn chế việc tiêu thụ các sản phẩm động vật, trái cây và rau quả ngày càng tăng.

Do hạn chế về thu nhập, tiêu thụ protein động vật bình quân đầu người dự kiến sẽ giảm nhẹ ở khu vực châu Phi cận Sahara, khu vực có khả năng tự cung tự cấp các mặt hàng lương thực chính, theo xu hướng hiện tại, dự kiến sẽ giảm vào năm 2030.

Trong thời gian tới, thời tiết và các chính sách tăng trưởng kinh tế, phân bổ thu nhập, nhân khẩu học, phát triển công nghệ và thay đổi trong chế độ ăn sẽ định hình giá lương thực và nông sản trong tương lai.


PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh