THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 09:05

Các cơ quan phối hợp và xử lý nghiêm những vụ bạo hành trẻ em

 

*Liên tiếp thời gian qua đã xảy ra những vụ bạo hành trẻ em nghiêm trọng: Vụ bạo hành trẻ em như ở trường Mầm Xanh (TP Hồ Chí Minh), bảo mẫu tung hứng trẻ hơn 1 tháng tuổi ở Hà Nam, vụ bố mẹ bạo hành trẻ 7 tuổi Kiên Giang… Ông có đánh giá gì về những vụ bạo hành nghiêm trọng này?

- Có thể nói những vụ bạo hành trẻ em trong trường mầm non hay trong chính gia đình, xã hội đối với các em đều rất đáng tiếc và đau lòng. Các vụ việc xâm hại trẻ em ngày càng nghiêm trọng hơn, mức độ phức tạp cũng ngày càng tăng lên. Ví như vụ bạo hành trẻ em vừa xảy ra điểm trông trẻ Mầm Xanh (TP Hồ Chí Minh). Tại đây không chỉ một cô giáo mà xảy ra tình trạng nhiều gáo viên cùng bạo hành trẻ. Đây là vấn đề hết sức lo ngại đặt ra cho chúng ta vấn đề phòng ngừa, phát hiện sớm tình trạng bạo hành trẻ em trong trường học và gia đình.

 

Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam yêu cầu xử lý nghiêm những vụ bạo hành trẻ em.

 

*Vậy những điểm chung của những vụ việc này là gì thưa ông?

-Những vụ xâm hại, bạo lực trẻ em xảy ra do nguyên nhân thứ nhất là người lớn thiếu kỹ năng làm việc, chăm sóc trẻ trong gia đình, trường học nên có những hành xử chưa đúng với trẻ em. Nguyên nhân thứ hai là do người dân mà đặc biệt là bố mẹ, những người làm công tác với trẻ em thiếu hiểu biết về pháp luật. Bởi lẽ, pháp luật trừng phạt rất nghiêm và tăng nặng nếu có hành vi xâm hại trẻ em. Và càng bạo lực, xâm hại trẻ càng nhỏ tuổi càng xử nghiêm và nặng.

Đặc biệt, đối với trường học cần triển khai ngay công tác tư vấn tâm lý học đường để kịp thời phát hiện và tư vấn tâm lý cho các em. Đồng thời, phát hiện và tư vấn giáo viên, những người làm công tác giáo dục khi có vấn đề về sang chấn tâm lý để tránh tình trạng giáo viên vì bức xúc, áp lực mà có hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em.

Có thể nói, một trong những điểm tích cực trong thời gian gần đây, đặc biệt là Luật Trẻ em 2016 và Nghị định 56 của Chính phủ quy định chi tiết 1 số điều Luật Trẻ em có hiệu lực thì đa số các địa phương, nhà trường thực hiện nghiêm các quy định chi tiết quy trình hỗ trợ trẻ em bị bạo lực xâm hại. Ví dụ như vụ cha đẻ và dì ghẻ bạo hành cháu bé ở huyện Châu Thành (tỉnh Kiên Giang), ngày 26/11 địa phương đã thành lập hội đồng với sự tham gia đầy đủ của các cơ quan để giải quyết vụ việc có liên quan với chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện và cách ly cháu bé ra khỏi gia đình mà cụ thể là bố cháu bé đã bạo hành cháu. Đây là điểm tích cực của địa phương khi thực hiện nghiêm Luật Trẻ em và Nghị định 56.

*Vậy đối với những vụ việc bạo hành trẻ em vừa xảy ra, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã làm gì để bảo vệ các em?

- Ngoài thực hiện tốt trách nhiệm được quy định trong Luật Trẻ em và Nghị định 56 của Chính phủ thì sự phối hợp giữa các cơ quan là rất quan trọng và những vự việc vừa qua cho thấy đã có sự phối hợp rất tốt. Các cơ quan bảo vệ trẻ em như ngành LĐ-TB&XH các cấp đã vào cuộc để bảo vệ nạn nhân và tiến hành chăm sóc đặc biệt các em. Còn đối với ngành giáo dục, nếu bạo lực diễn ra trong trường học ngành đã nhanh chóng kiểm tra, đóng cửa cơ sở giáo dục đó. Cơ quan công an ngay lập cuộc điều tra thu tập chứng cứ để xử lý về mặt pháp luật đối với các thủ phạm. Theo tôi, đây là phối hợp đồng thời và tích cực cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

 

Vụ bạo hành trẻ em tại trường Mầm Xuân (ảnh cắt từ clip báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh)

 

*Xin ông cho biết, Luật trẻ em 2016 có Điều nào quy định chi tiết về phòng chống, xử lý những  vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em không?

-Về quy trình hỗ trợ can thiệp những vụ bạo lực, xâm hại được quy định rất rõ và cụ thể trong Luật Trẻ em và Nghị đình 56 của Chính phủ. Về thời gian xử lý những vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em, trong thời gian 12h phải cách ly được trẻ em khỏi những vụ việc, trong vòng 5 ngày chủ tịch UBND xã ra quyết định hỗ trợ nạn nhân.

Theo tôi, biện pháp cụ thể để ngăn ngừa bạo hành trẻ em là cần đẩy mạnh việc phát hiện, biện pháp phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em. Do đó, cần tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho tất cả bố mẹ và những người làm công tác trẻ em. Bởi như tôi đã nói ở trên, bố mẹ và những người làm công tác trẻ em cần có những kỹ năng làm việc với trẻ và hiểu pháp luật sẽ xử lý rất nghiêm khắc những vụ việc xâm hại, nạo lực trẻ em. Thứ 2 là cần tăng cường giáo dục dục kỹ năng làm cha mẹ để cha mẹ có kỹ năng chăm sóc trẻ tốt hơn đặc biệt kỹ năng kiềm chế nóng giận. Thứ 3 là giáo viên cần biết những ký năng làm việc trẻ em ngoài kiến thức sư phạm viết kỹ năng làm việc trẻ em.

* Thời gian qua, nhiều vụ bạo hành xâm hại trẻ em được tố cáo. Theo ông, do sự bùng nổ của mạng xã hội hay ý thức tố cáo những vụ xâm hại, bạo hành trẻ em của người dân tăng lên?

- Nếu muốn đánh giá thực chất số liệu các vụ việc về những vụ bạo lực, xâm hại trẻ em là tăng hay giảm cần có điều tra thu thập số liệu cụ thể. Tuy nhiên, theo đánh giá của tôi, tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em đang có xu hướng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp.

Vấn đề thứ 2 là khi luật trẻ em và Nghị định 56 có hiệu đi vào cuộc sống, tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 18001567 (111), cũng như mạng lưới dịch vụ bảo vệ trẻ em đi vào hoạt động thì việc tố cáo tố giác từ người dân thuận lợi hơn, tính bảo mật thông tin tốt hơn thì người dân sẽ tin tưởng và mạnh dạn tố cáo những hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em nhiều hơn. Luật Trẻ em 2016 quy định, tất cả mọi người có trách nhiệm tố giác những hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em. Trong thời gian tới, chắc chắn những vụ việc tố cáo xâm hại trẻ em sẽ tăng lên.

*Thưa ông, đối với vụ việc trẻ bị hành hạ dã man ở trường mầm non Mầm Xanh thì các biện pháp cần phải xử lý khẩn cấp là gì?

-Theo tôi, ngay lúc này tất cả các biện pháp xử lý cần chú ý vào hai góc độ. Góc độ thứ nhất phải ưu tiên quan tâm đến chăm sóc, bảo vệ nạn nhân. Với vụ việc bạo hành ở trường Mầm Xanh, Cục Trẻ em đã có kết nối với ngành giáo dục và được biết đơn vị này đã ngay lập tức đóng cửa trường và cơ quan công an đã vào cuộc điều tra. Tôi đã đề nghị ngành giáo dục phối hợp với Sở LĐ-TB&XH chuyển các em tới đơn vị giáo dục khác và thực hiện chăm sóc đặc biệt như khám sàng lọc tâm lý để có phương án chăm sóc cụ thể. Hiện nay các cơ quan công an, thực thi luật đã vào cuộc khá nhanh, với trách nhiệm cao nhất để điều tra và xử lý. Tại Hà Nội, Tổng đài chăm sóc và bảo vệ trẻ em cũng đã ngay lập tức liên hệ để hỗ trợ, hướng dẫn quy trình xử lý, cũng như biện pháp hỗ trợ. Rõ ràng, sự phối hợp của các cơ quan pháp luật, cơ quan có trách nhiệm xã hội đã tốt hơn.

Đối với những vụ việc này, Cục Trẻ em theo dõi, giám sát và Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em đã có kết nối để hướng dẫn địa phương có hướng bảo vệ các em. Cũng như có sự điều phối, chuyển tuyến để tìm dịch vụ tốt nhất khám và tư vấn tâm lý cho các em.

 

Ngày 26/11, báo Tuổi Trẻ có bài điều tra phản ánh nhiều trẻ từ 3-5 tuổi tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh bị chủ cơ sở và hai bảo mẫu tại đây bạo hành. Theo clip điều tra, sáng sớm, sau khi nhận trẻ, bà Linh (chủ cơ sở) đưa vào nhà cho “ăn sáng” bằng những trận đòn khiến trẻ khóc gào. Theo nội dung clip, các trẻ trong lúc ăn bị các bảo mẫu liên tiếp đánh bằng muỗng múc canh vào đầu, người. Một bé gái bị bà Linh dùng bình nhớt đánh vào đầu liên tục vì dám rời hàng. Những bé khác khóc thì liên tục nhận những cái tát vào đầu. Trong giờ ngủ, một bé trai bị bảo mẫu ném vào góc tường, đạp vào bụng. 

 

Ngày 26/11, các cơ quan ban ngành của xã Vĩnh Hoà Phú và huyện Châu Thành (tỉnh Kiên Giang) đã đến làm việc với gia đình bé Nguyễn Huỳnh Ngọc Thảo (SN 2010). Đây là bé gái nghi bị cha và mẹ kế bạo hành gây xôn xao dư luận những ngày qua. Trước đó, các thầy cô giáo phát hiện trên 2 cánh tay và má phải của bé Thảo có vết bỏng nghiêm trọng. Trên đỉnh đầu bé Thảo cũng có vết thương lõm, khiến vùng xương sọ tại đây mềm bất thường. Các thầy cô đã dùng điện thoại ghi hình lại làm bằng chứng. 

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh