CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:06

Bộ Quy tắc ứng xử: Giúp minh bạch trong tuyển dụng lao động xuất khẩu

Bộ Quy tắc và công cụ giám sát được công bố có sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đo lường sự tuân thủ với pháp luật trong nước và quốc tế cũng như các thực hành tốt, đồng thời giảm chi phí đối với người lao động. Bằng cách công bố minh bạch các chi phí trong các quảng cáo tuyển dụng, hợp đồng và đào tạo kiến thức cơ bản trước khi xuất cảnh, nguy cơ bóc lột lao động sẽ giảm đi.

Bộ Quy tắc 2018, phiên bản cập nhật bản gốc năm 2010, và công cụ giám sát được kỳ vọng sẽ giúp tăng tính minh bạch trong xếp hạng doanh nghiệp tuyển dụng, và giải quyết những thách thức mà người lao động, đặc biệt là nữ lao động giúp việc gia đình, thường gặp phải.

Ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch VAMAS cho biết: “Ngôn ngữ sử dụng trong Bộ quy tắc cũng được củng cố hướng tới cách tiếp cận dựa trên quyền. Quy tắc ứng xử mới thể hiện rõ hơn các tiêu chuẩn lao động quốc tế về chống phân biệt đối xử và các tiêu chuẩn được nêu trong Công ước 189 về lao động giúp việc gia đình”.

Cùng với các thành viên giám sát trong Hiệp hội VAMAS, quá trình giám sát và đánh giá của Bộ Quy tắc, ngoài VAMAS cũng bao gồm chính người lao động, đại diện của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Vụ Bình đẳng giới của Bộ LĐ-TB&XH. Các nguồn thông tin cơ bản cho công cụ giám sát được đề xuất gồm: tự đánh giá của doanh nghiệp, rà soát tài liệu, giám sát thực địa và đối chiếu với Hội đồng giám sát và đánh giá Bộ Quy tắc chịu trách nhiệm đánh giá việc tuân thủ của các doanh nghiệp.

 

Lao động Việt Nam trước giờ xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc


“Việc xây dựng các bộ quy tắc ứng xử và công cụ giám sát của chính bản thân các doanh nghiệp là phương tiện quan trọng để thông qua đó cải thiện hoạt động kinh doanh, khuyến khích chia sẻ thông tin tin cậy cho người lao động dự định đi làm việc ở nước ngoài và hỗ trợ lao động tốt hơn tại nước tiếp nhận”, TS Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam cho biết.

DUY ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh