Bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" điều gì sẽ xảy ra?
- Giáo dục nghề nghiệp
- 21:29 - 22/11/2021
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp
- Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2021 - 2030
- Kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên, học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp thời đại 4.0
- Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Chúng ta test tìm virus nhưng virus đã "test" lại cả hệ thống giáo dục
Vị giáo sư này giải thích: Việc chấm dứt sử dụng khẩu hiệu trên để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo. Chừng nào còn đề cao chữ "lễ" để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển.
Từ trước đến giờ, "Tiên học lễ, hậu học văn" không chỉ là khẩu hiệu xuất hiện ở hầu hết trường học mà còn là phương châm của giáo dục, có lẽ thích ứng với mọi chế độ chính trị. Theo giải thích của một số nhà giáo dục, "Lễ" là yếu tố thứ hai trong "tứ đức" theo tinh thần Nho giáo. "Lễ" có thể hiểu là lễ phép, lễ độ, lễ nghĩa... là nền tảng của sự hiếu thuận, kính trên nhường dưới... Nhưng nếu hiểu rộng ra, "Lễ" còn được coi là một trong những giá trị nền tảng của đạo đức, bao gồm cả lòng yêu nước thương nòi, tinh thần nhân văn, nhân đạo...
Mặc dù là sản phẩm của Nho giáo, nhưng chữ "Lễ" vẫn có thể được "thời đại hóa" để phù hợp với các giai đoạn lịch sử. Nếu hiểu đầy đủ, "Lễ" không đơn thuần chỉ quy định mối quan hệ thầy - trò mà còn là các quy ước về đạo đức. Vì thế, một con người dù được "nhồi" kiến thức mà không có đạo đức - có nghĩa thiếu đi chữ "Lễ" thì mọi kiến thức cũng đều trở nên vô giá trị.
Thực tế, ở đâu đó trong môi trường giáo dục, chữ "Lễ" đã bị lơ là, bị xem nhẹ nên mới xuất hiện không ít vấn đề nhức nhối mà ngành giáo dục đang phải tìm cách khắc phục.
Giờ mà... bỏ hẳn việc "Tiên học lễ" thì không biết điều gì sẽ xảy ra?
Còn nói như GS Nguyễn Ngọc Thêm, bỏ "Tiên học lễ" là để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo thì xin thưa, nếu học trò của ta có lễ nghĩa, đạo đức thì sẽ càng có nền tảng để phát triển tư duy phản biện và khả năng sáng tạo. Nếu chúng ta hiểu chữ "Lễ" cho đúng, vận dụng cho đúng thì "Lễ" hoàn toàn không xung đột với tư duy phản biện hay sự chủ động, sáng tạo trong học tập. Thậm chí hai yếu tố "Lễ" và "Văn" còn tương hỗ, nâng đỡ lẫn nhau. Ví dụ, một học sinh có đạo đức, xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn thì chắc chắn học sinh đó sẽ có kết quả học tập tốt dựa trên khả năng phát triển tư duy phản biện, sự tự chủ và sáng tạo. Còn những học sinh không có đầy đủ chữ "Lễ" thì ngược lại, học chỉ để có bằng cấp, để dễ dàng chạy chức, chạy quyền, dễ "vinh thân phì gia"...
Vì vậy, đổi mới quan điểm giáo dục là cần thiết, nhưng không phải là sổ toẹt tất cả những gì thuộc về quá khứ. Những gì là tốt, là cốt lõi của giáo dục cần phải được trân trọng, gìn giữ và phát triển, đặc biệt là những vấn đề thuộc về đạo đức của con người...