THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 10:10

Bình Thuận hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 992 căn nhà người có công đang gặp khó khăn về nhà ở

Ngoài ra, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã tự nguyện đóng góp kinh phí, ngày công trực tiếp hỗ trợ, tổ chức xây dựng, sửa chữa nhà ở cho đoàn viên, hội viên là người có công với cách mạng hoặc hỗ trợ, động viên đoàn viên, hội viên khi gặp rủi ro, hoạn nạn sớm ổn định cuộc sống.

Đạt được kết quả đó là nhờ phong trào toàn dân tham gia ủng hộ xây dựng Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" và hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở được lan tỏa rộng rãi trong xã hội. Hàng năm, Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của tỉnh có kế hoạch vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", mỗi người, mỗi nhà, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, lực lượng vũ trang cần có những đóng góp cụ thể, thiết thực, phù hợp nhằm giúp đỡ người có công với cách mạng và thân nhân của họ đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Theo đó, mỗi cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tự nguyện tham gia đóng góp ít nhất 1 ngày lương hoặc 1 ngày thu nhập để xây dựng Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa". Các doanh nghiệp Nhà nước còn trích Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp để tham gia ủng hộ, nhiều doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước đã tích cực tham gia đóng góp xây dựng Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa".

Bình Thuận hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 992 căn nhà người có công đang gặp khó khăn về nhà ở - Ảnh 1.

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận viếng Nghĩa trang liệt sĩ nhân kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh liệt sĩ. Ảnh BTO

Phong trào nhận phụng dưỡng, đỡ đầu, chăm sóc các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh nặng, cha, mẹ liệt sỹ neo đơn được nhiều cá nhân, nhiều cơ quan, đơn vị hưởng ứng mạnh mẽ. Đặc biệt, nhiều cơ quan, đơn vị của Bộ, ngành Trung ương, các doanh nghiệp ngoài tỉnh đã tham gia đóng góp tích cực, liên tục trong nhiều năm qua. Toàn tỉnh trên 2000 Bà mẹ VNAH, hiện có 49 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, có hơn 700 cha, mẹ liệt sỹ già yếu, neo đơn, con liệt sỹ khuyết tật, mồ côi,... đã được gần 200 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận phụng dưỡng, chăm sóc, với khoản trợ cấp hàng tháng từ 300 đến 800 ngàn đồng. Hàng năm, nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh – liệt sỹ (27/7), Tết Nguyên đán, Tỉnh đã xuất chi ngân sách gần 30 tỷ đồng để trợ cấp cho gia đình và người có công với cách mạng. Đối với những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, sức khỏe yếu, bệnh tật hiểm nghèo, sống cô đơn không nơi nương tựa đã được địa phương phân công các đoàn thể thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ góp phần hạn chế những khó khăn cho các gia đình người có công với cách mạng. Việc các đơn vị thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc, trợ cấp cùng với sự quan tâm sâu sát của chính quyền địa phương đã trở thành nghĩa tình sâu nặng đối với các gia đình chính sách.

Bình Thuận hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 992 căn nhà người có công đang gặp khó khăn về nhà ở - Ảnh 2.

Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Nam - Nguyễn Minh và lãnh đạo địa phương trao tặng nhà tình nghĩa cho ông Mang Văn Gia, bệnh binh 61%. Ảnh T.Linh

Công tác chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe được thực hiện đầy đủ, đúng chế độ theo quy định, trong 5 năm qua đã tổ chức đưa 22.600 lượt người có công với cách mạng và thân nhân liệt sỹ đi điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại gia đình với kinh phí hơn 24 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng đã trích trên 10 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh tổ chức cho gần 800 người có công với cách mạng đang sinh sống trên địa bàn tỉnh đi tham quan miền Bắc, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đáp ứng nguyện vọng và góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người có công với cách mạng. Việc tổ chức họp mặt, thăm viếng, tặng quà cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công với cách mạng nhân các ngày Lễ, Tết, ngày kỷ niệm trong năm đã được duy trì thường xuyên và trở thành nề nếp, đặc biệt là trong dịp kỷ niệm Ngày Thương binh – liệt sỹ 27/7, Tết Nguyên đán. Ngoài ra, Mặt trận, các đoàn thể và cơ sở tổ chức nhiều phong trào, hoạt động thiết thực như: "Uống nước nhớ nguồn", "phụng dưỡng, đỡ đầu" "Đi tìm địa chỉ đỏ", "Nghĩa tình đồng đội", tìm kiếm mộ liệt sĩ, chăm sóc phần mộ liệt sỹ chưa biết được thông tin. Qua 5 năm, đã quy tập được 42 hài cốt liệt sỹ đưa vào an táng tại Nghĩa trang liệt sỹ, đưa tổng số mộ liệt sĩ được quy tập từ trước đến nay lên hơn 9.000 mộ.

Hoà cùng những chế độ ưu đãi của Nhà nước, những phong trào tình nghĩa, những việc làm tình nghĩa nói trên, nhiều đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đã tự khắc phục những khó khăn, phát huy tinh thần tự lực tự cường, vươn lên trong cuộc sống, không trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước, tích cực sản xuất kinh doanh làm giàu chính đáng. Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh không còn hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng.



NGỌC MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh