CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:23

Bình Dương: Thúc đẩy phát triển đào tạo nghề, nâng cao sức mạnh cạnh tranh với khu vực

 

Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô đào tạo nghề

Hiện nay, toàn tỉnh có 76 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hàng năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển sinh khoảng 30.000 học viên. Với các lĩnh vực Ngành y tế và hoạt động chăm sóc sức khỏe: Quy mô đào tạo hàng năm từ 2.000 – 2.200 người ( chiếm tỷ lệ khoảng 6,7% ) tập trung ở các nghề như: Dược sỹ, điều dưỡng, y sĩ, hộ sinh,…

Ngành giáo dục – đào tạo: Quy mô đào tạo hàng năm từ 1.200 – 1.500 người ( chiếm tỉ lệ khoảng 4%), tập trung ở các nghề như: Sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học, sư phạm dạy nghề,…

Ngành khoa học – công nghệ: Quy mô đào tạo hàng năm từ 23.000 – 24.000 người ( chiếm 77,7%), tập trung ở các ngành nghề như: Điện, điện tử, cơ khí,…

Ngành văn hóathể thao: Quy mô đào tạo hàng năm từ 300 – 350 người ( chiếm tỉ lệ khoảng 1%), tập trung ở các nghề như: Thiết kế đồ họa, sơn mài, thiết kế đồ gỗ, điêu khắc, thiết kế thời trang, thanh nhạc, quản lý văn hóa,…

Sinh viên thực hành tại trường CĐ Nghề Việt Nam - Singapore

 

Ngành vận tải, kho bãi: Quy mồ đào tạo hàng năm từ 900 – 1.000 người ( chiếm tỷ lệ khoảng 3%), tập trung ở các nghề như: Điều hành chạy tàu hỏa, lái tàu đường sắt, thông tin tín hiệu đường sắt, gác đường ngang – càu chung – hầm đường sắt, khách hóa vận tải sắt, tuần càu, tuần đường, tuần hầm đường sắt,…

Ngành thông tin liên lạc: Quy mô đào tạo hàng năm từ 1.000 – 1.100 người ( chiếm tỉ lệ khoảng 3,3%), tập trung ở các nghề như: Quản trị mạng máy tính, lập trình máy tính, tin học văn phòng,…

Ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: Quy mô đào tạo hàng năm từ 1.000 – 1.100 người ( chiế tỷ lệ 3,3%), tập trung ở các ngành nghề  như: Kế toán doanh nghiệp, khai báo thuế,…

Ngành khách sạn, nhà hàng: Quy mô đào tạo hàng năm từ 300 – 500 người ( chiếm tỉ lệ 1%), tập trung ở các ngành nghề như: quản trị nhà hàng, nấu ăn – đãi tiệc,…

Nhằm đảm bảo đầu ra cho sinh viên, hầu hết các trường đều có phòng Đối ngoại – Quan hệ Doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách gắn kết với doanh nghiệp để làm cầu nối đáp ứng các nhu cầu sử dụng đào tạo của doanh nghiệp và người học nghề.

Thời gian tới, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo nghề gắn kết với nhu cầu doanh nghiệp, như đưa học sinh đến thực tập tại doanh nghiệp, làm quen với môi trường sản xuất, kinh doanh; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thông qua ký kết hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp; tìm học bổng cho học sinh – sinh viên tại trường,…

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh được triển khai hiệu quả, năm 2017, Bình Dương đã tổ chức đào tạo cho 1.853 người, đạt 134,3%.

Năm 2018, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 76%

Phát triển nguồn lao động có tay nghề đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, gắn đào tạo với giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. Huy động tối đa nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển đào tạo nghề, nâng cao sức cạnh tranh so với khu vực trong nước và thế giới là mục tiêu của Bình Dương trong năm 2018.

Theo ông Lê Minh Quốc Cường  GĐ – Sở LĐ-TB&XH Bình Dương: Tỉnh phấn đấu năm 2017- 2018, tuyển sinh được 40.000 học viên, góp phần đưa tỷ lệ qua đào tạo của tỉnh đạt 76%. Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng xã hội hóa, nâng tổng số cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh là 80 cơ sở. Tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở tư nhân tham gia hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với số ượng 1.377 học viên. Thực hiện công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp.

 

Đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp

 

Để đảm bảo chỉ tiêu đề ra, tỉnh triển khai thực hiện một số giải pháp cụ thể như:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tư vấn học nghề cho người lao động, nhất là lao động vùng nông thôn nhằm nâng cao nhận thức của xã hội đối với công tác dạy nghề.

Tổ chức phân luồng học sinh THCS đi học nghề. Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được trực tiếp đến các trường THCS tư vấn, hướng nghiệp. Nhằm giúp học sinh nhận thức về ý nghĩa của công tác phân luồng.

Tăng cường chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đầu tư trang thiết bị dạy nghề. Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề các cấp nhằm nâng cao năng lực giảng dạy, quản lý dạy nghề tương ứng với các nghề được đầu tư trọng điểm.

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết với doanh nghiệp để đào tạo mới, đào tạo lại cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cùng tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề. Tổ chức Hội thảo đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp 2018; Tổ chức từ 2 -3 đoàn giáo viên tham quan tại doanh nghiệp, tổ chức các sàn giao dịch việc làm ở một số trường cao đẳng, trung cấp,…

Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chung lĩnh vực đào tạo cùng hợp tác, hỗ trợ nhau trong công tác đào tạo, phối hợp tuyển sinh, mở rộng, đa dạng loại hình, ngành nghề đào tạo, đặc biệt chú trọng những nghề mới phù hợp vói nhu cầu thực tế hiện nay. Tham mưu UBND tỉnh cho phép các đơn vị được liên thông, liên kết đào tạo trong và ngoài tỉnh đối với các ngành nghề phù hợp.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh