THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:09

Bình Dương: Từ năm 2018-2020 sẽ đào tạo nghề cho hơn 4.000 lao động nông thôn

 

Theo ông Hồ Quang Điệp, thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh đã được sự đồng thuận của các cấp, các ngành và người lao động. Nhận thức của LĐNT về việc học nghề đã dần được chuyển biến theo hướng tích cực hơn. Các khóa đào tạo đã trang bị cho LĐNT các kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ công việc cơ bản nhất để họ có thể tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm nuôi sống bản thân, gia đình; từ đó, góp phần cải thiện đời sống nông thôn, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người lao động. Việc tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp – dịch vụ.

Ông Hồ Quang Điệp - GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương


Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) là một chính sách mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, nguồn nhân lực có tay nghề là một vấn đề đang được đặt ra hàng đầu tại Bình Dương. Công tác quy hoạch phát triển đô thị, chuyển đổi nông dân thuần túy sang thị dân, giải quyết việc làm cho đối tượng bị thu hồi đất, bộ đội xuất ngũ, nâng cao hiệu quả canh tác tại những khu vực thuần nông trên địa bàn tỉnh cần xây dựng một lộ trình cụ thể và có những giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng nguồn lao động có tay nghề nhằm phục vụ tại chỗ là một việc làm cấp thiết và quan trọng.

Lớp đào tạo nghề cho LĐNT ( ảnh T.Vy)


Giai đoạn 2010-2015, Bình Dương đã hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956 : 10.155 người. So sánh với kế hoạch giai đoạn 2010-2015: 10.155 người/11.510 người (đạt tỉ lệ: 88,2%); trong đó, lĩnh vực phi nông nghiệp: 8.477 người/6.590 người, đạt tỉ lệ 128,6%; lĩnh vực nông nghiệp 1.675 người/4.920 người (đạt tỉ lệ 34,0%). Tỉ lệ người lao động sau khi học nghề có việc làm trên 80%.

Theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, năm 2017, toàn tỉnh sẽ đào tạo cho 1.380 học viên; trong đó phi nông nghiệp: 880 người, nông nghiệp: 500 người. Trong giai đoạn 2018-2020: đào tạo nghề cho khoảng 4.140 lao động nông thôn; trong đó nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp khoảng 2.640 người, nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp khoảng 1.500 người. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh