THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:12

Bình Định: Bắt kẻ cho vay nặng lãi khi đang ‘siết’ cây mai trừ nợ

Trước đó, ngày 19/1, Công an thị xã An Nhơn đã bắt quả tang nhóm người của Hận khi nhóm người đang '"siết" chậu hoa mai ở vườn của anh K.

Theo điều tra ban đầu, anh K. (xã Nhơn Hậu) vay Hận gần 20 triệu đồng. Anh K. đã trả lãi nhiều lần với tổng số tiền hơn 20 triệu nhưng đến nay số nợ gốc vẫn còn nguyên.

Gần đây, Hận cho người đến nhà anh K. để lấy nợ, nhưng anh không có tiền trả. Do đó, Hận tiếp tục cho nhiều thanh niên đến vườn mai (xã An Nhơn) của anh K. cưỡng đoạt chậu mai trị giá hơn 25 triệu đồng để trừ nợ.

Ngay khi nhận được tin báo, lực lượng công an đã nhanh chóng đến hiện trường bắt quả tang nhóm người trên. Hiện, lực lượng chức năng đang tiến hành xử lý vụ việc.

“Tín dụng đen” là hình thức tín dụng tín chấp với thủ tục cực kỳ đơn giản, nhanh gọn; đáp ứng nhu cầu cần tiền gấp của một bộ phận người dân; thích hợp với những người không có tài sản thế chấp. Mặt khác, quy định của pháp luật trong công tác phòng, chống tội phạm “tín dụng đen” còn nhiều bất cập cả về hành chính và hình sự. Đây là những nguyên nhân khiến tình trạng “tín dụng đen” tồn tại và gia tăng trong thời gian gần đây.

Để xử lý hoạt động “tín dụng đen”, ngành chức năng tỉnh Bình Định đã và đang tăng cường kiểm tra hành chính những cơ sở kinh doanh dịch vụ cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng “đen”, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản…; qua đó, đã xác định hiện có khoảng 200 đối tượng đang tham gia hoạt động theo hình thức này.

Để tránh tiền mất tật mang, đã túng lại thêm thiếu, Công an tỉnh Bình Định khuyến cáo người dân cần thận trọng, tỉnh táo trước khi quyết định phương thức vay tiền.

Đặc biệt, “nếu người dân bị rơi vào tình trạng bị cưỡng bức, khống chế, đe dọa nên báo ngay cho cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm; không nên im lặng, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật của loại tội phạm này”, một trinh sát khuyến cáo.

Cho vay lãi suất cao là hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định tại điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015: lãi suất vay do chính các bên thỏa thuận, nếu vay có lãi thì lãi suất thỏa thuận không được quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bên cạnh đó, người cho vay nặng lãi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 163 Bộ luật Hình sự: Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên, có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ 1- 10 lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1 - 5 lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh