Biệt thự cổ bị phá, chung cư tranh chỗ?
- Pháp luật
- 17:25 - 30/09/2016
Căn biệt thự số 7 ngõ Hàng Chuối 2, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội. (Ảnh: Người dân cung cấp)
Nhà số 7 Ngõ Hàng Chuối 2, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội, là biệt thự được xây dựng trước năm 1954. Trước đây, do Bộ Đại học quản lý, có thời gian Giáo sư Trần văn Giàu cũng đã từng sống và làm việc ở đây, về sau Đại sứ quán CHDC Nhân Dân Lào tiếp quản và sử dụng làm nhà khách cho các nhân viên ngoại giao… Mặc dù đã trải qua quá trình sử dụng, nhưng ngôi biệt thự này với khuôn viên rộng khoảng 700m2 có tường rào vây quanh, sân vườn, cây cổ thụ, có cổng đi riêng, còn rất tốt và kiên cố.
Tuy nhiên, vào cuối năm 2013, tòa biệt thự này đã bị phá dỡ nhanh chóng và bị san phẳng trong vòng 2 ngày bằng máy xúc lớn, đã để lại sự nghi vấn cùng sự tiếc nuối cho mọi người dân sinh sống chung quanh.
Trước đó, tại cuộc họp tổ dân phố 4B, bà Trung Thị Lâm Ngọc, tự giới thiệu là chủ nhân mới của tòa biệt thự, đã khẳng định và hứa với mọi người rằng chỉ phá biệt thự này đi, rồi xây dựng mới thành nhà 3 tầng để gia đình ở.
Cơ quan nào, đã cấp giấy phép xây dựng nhà mới trên lô đất này?
Thế nhưng, đến cuối năm 2014, một nhóm công nhân đã đem máy móc xây dựng hạng nặng, tiến hành khoan sâu rồi đổ bê tông cho những cái cọc có chiều dài lớn, gây nên tiếng động ầm ĩ cả một khu phố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của các hộ dân xung quanh.
Việc thi công công trình đã gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của các hộ dân xung quanh
Ngoài ra, các máy móc xây dựng hoạt động suốt ngày đêm, xe xích sắt, xe ủi đất, xe bê tông tải trọng lớn đã phá hỏng toàn bộ đường sá Ngõ 2 Phố Hàng Chuối và gây lún nứt cho các hộ dân xung quanh công trình.
Tuyến đường bị xuống cấp do hoạt động của các xe có trọng tải lớn
Tổ dân phố và UBND Phường Phạm Đình Hổ đã yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay việc thi công, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của các hộ dân.
Một xe tải trở sắt với trọng tải hangf chục tấn ngang nhiên đi vào ngõ Hàng Chuối 2
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND TP. Hà Nội chỉ đạo dừng ngay việc phá các nhà biệt thự cũ và xây dựng các tòa nhà cao tầng trong khu vực trung tâm.
Theo Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2025 tại văn bản số 348/TB-VPCP, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, các khu vực đô thị trung tâm phải được nghiên cứu phương án quy hoạch bảo tồn khu phố cổ và các nhà biệt thự trong khu phố cũ để tôn tạo, bảo tồn, đồng thời có kế hoạch phục hồi, trùng tu duy trì phong cách kiến trúc đặc thù của các công trình này”.
Vậy tại sao một ngôi biệt thự cổ giữa lòng Thủ đô lại “biến mất” nhanh chóng như vậy?. Cơ quan nào, đã cấp giấy phép xây dựng nhà mới trên lô đất này?.
Báo điện tử Dân Sinh sẽ tiếp tục thông tin.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Cảnh báo bệnh tay chân miệng bùng phát mùa hè: cha mẹ cần biết gì?
Tay chân miệng – cơn ác mộng mùa hè của bé yêu nhà bạn? Đừng chủ quan! Bệnh có thể biến chứng nguy hiểm chỉ trong tích tắc. Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách...
3 tháng trước
Tin nên đọc