THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:49

Bảo vệ quyền lợi người lao động đi làm việc ở nước ngoài

 

Ông Trần Văn Tư, chuyên viên cao cấp, Trưởng phòng Chính sách Kinh tế Xã hội (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho biết về kết quả khảo sát về vấn đề người lao động đi làm việc gặp phải trong quá trình làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động. Khảo sát được tiến hành tại 3 tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Ngãi từ tháng 8 - 9/2016.

 

Hợp tác để bảo vệ quyền lợi người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

 

Khảo sát cho thấy, đa số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài xuất thân từ nông thôn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thấp; ít thông tin và hiểu biết về văn hóa, pháp luật thuộc lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, về năng lực của các doanh nghiệp, tổ chức đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; thiếu thông tin về thị trường lao động ở nước đến; ngoại ngữ yếu; kỷ luật lao động và tác phong làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp, công nghệ cao.

Cụ thể, theo khảo sát: 75% người lao động không biết đơn vị tuyển dụng hợp pháp; 72% người lao động không có thông tin đầy đủ về điều kiện làm việc nơi đến; hầu hết (91%) người lao động không biết đầy đủ các khoản chi tiết chi phí cũng như mức quy định đối với tiền môi giới và dịch và các khoản bồi hoàn; 45% người lao động không biết tìm kiếm thông tin tin cậy từ đâu…

Bên cạnh đó, 76% người lao động không biết về các thủ tục, giấy tờ cần thiết để được làm việc hợp pháp ở nước ngoài; 75% lao động không biết về quyền được giữ hộ chiếu trong quá trình làm việc ở nước ngoài; gần nửa lao động không biết bất một cơ quan/tổ chức/cá nhân nào có thể hỗ trợ khi gặp rủi ro trong quá trình làm việc ở nước ngoài; 78% không biết bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng lao động.

Khảo sát cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất để tăng cường những hoạt động hiệu quả của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền lợi người đi xuất khẩu lao động…

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh