THỨ SÁU, NGÀY 25 THÁNG 10 NĂM 2024 10:26

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả

Học nghề may để tăng thu nhập.

Để hoạt động giảm nghèo được triển khai đồng bộ và hiệu quả, Sở Lao động – TB&XH thời gian qua đã chủ động làm tốt công tác tham mưu để UBND tỉnh kịp thời ban hành các văn bản liên quan. Năm 2015, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 789/QĐ-UBND ngày 21/4/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch hành động triển khai Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết 76/2014QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Quyết định số 946/QĐ-UBND ngày 08/5/2015 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Quyết định số 915/QĐ-UBND ngày 06/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án nhân rộng mô hình khuyến nông giảm nghèo năm 2015.

Nhằm giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, ngoài làm tốt công tác tuyên truyền để người dân biết được các chính sách mà mình được thụ hưởng, hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh... thì triển khai, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả là vấn đề được tỉnh rất quan tâm.Trong 6 tháng đầu năm, Sở Lao động –thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tư, Sở tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt Dự án nhân rộng mô hình khuyến nông giảm nghèo năm 2015 gồm 3 mô hình: mô hình nuôi gà thả vườn, mô hình thâm canh cây bắp, mô hình trồng rau ăn lá theo hướng VietGap. Dự án hỗ trợ cho 96 hộ nghèo tại các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ và thành phố Bà Rịa với số tiền 999.372.000đồng. Xuyên Mộc là một huyện có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, mật độ dân cư không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao. Do đó, nhiều  năm qua việc tổ chức, thực hiện xây dựng các mô hình sử dụng vốn giảm nghèo có hiệu quả được huyện Xuyên Mộc đặc biệt quan tâm, trong đó có chương trình tín dụng cho vay vốn ưu đãi hộ nghèo.Với sự phối hợp của ngân hàng chính sách xã hội, huyện Xuyên Mộc đã triển khai khá hiệu quả việc cho vay vốn đầu tư sản xuất để thoát nghèo thông qua hình thức ký hợp đồng ủy thác với các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương. Nguồn vốn không chỉ đến đúng đối tượng mà còn được sử dụng khá hiệu quả đã giúp người nghèo cải thiện điều kiện sống. Ví dụ như, thông qua Hội nông dân, Hội Phụ nữ… nguồn vốn, kỹ thuật, phương thức làm ăn đã được “trao tận tay” cho hội viên nghèo ở địa bàn để phát huy tối đa hiệu quả. Với cách thực hiện không đầu tư, hỗ trợ  dàn trải, chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững đã được triển khai có hiệu quả ở các xã: Hoà Hội, Phước Tân, Phước Thuận, Bưng Riềng, Xuyên Mộc, Bình Châu… Từ chương trình này, đã xây dựng hàng chục mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Từ đó không ít hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững. 

Nuôi gà thả vườn.

            Bên cạnh việc cho vay phát triển sản xuất, Ban chỉ đạo các cấp còn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dự án khuyến nông khuyến ngư - nhằm giúp các hộ nông dân nắm bắt khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân nghèo về các phương pháp chăn nuôi, trồng trọt, giúp họ gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn.Xã Long Phước (TP. Bà Rịa) có phần lớn người dân sống bằng nghề nông nghiệp. Do hạn chế trình độ nên công tác đào tạo, tìm kiếm việc làm cho lao động nữ tại đây gặp không ít khó khăn. Để hỗ trợ chị em có vốn làm ăn, các mô hình tổ, nhóm tiết kiệm do các chi hội phụ nữ đứng ra tổ chức được hình thành. Đặc biệt, Hội LHPN xã Long Phước còn chủ động phối hợp, “gõ cửa” các doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội học nghề và việc làm cho lao động nữ tại địa phương. Hội LHPN xã Long Phước phối hợp với Công ty Hiệp Thành (huyện Long Điền) tổ chức lớp dạy nghề đan lục bình cho hơn 20 chị em trong xã. Sau 2 tháng học nghề, với các kỹ năng thành thạo, những chị em này đã được Công ty Hiệp Thành tạo điều kiện cho nhận lục bình về nhà đan và nhận bao tiêu sản phẩm.

            Hiện nay, hầu hết các chính sách hỗ trợ hộ nghèo được tỉnh triển khai đồng bộ, chú trọng vào những mục tiêu quan trọng là chăm lo cho hộ nghèo về sức khỏe, nhà ở, học hành, cơ hội việc làm, vốn làm ăn, bổ sung kiến thức sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh để mọi người dân có thể tự vươn lên thoát nghèo.Bên cạnh đó, chính sách giúp cho các hộ nghèo có nhu cầu được vay vốn được coi là giải pháp đem lại hiệu quả tích cực. Để các hộ nghèo sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả, tỉnh cũng tổ chức các lớp học khuyến nông, lâm, ngư, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn. Cùng với đó là tổng kết đánh giá, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả./.

Hoàng Duy

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh