THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:34

An Giang: Nông dân làm giàu từ cánh đồng mẫu lớn

 

Lúa xanh mướt trên cánh đồng mẫu lớn 

Tù 2010, Công ty cổ phần Bảo vệ thực An Giang chính thức triển khai chương trình “Đầu tư, thu mua và chế biến lúa gạo”, hay gọi nôm na là “mô hình cánh đồng mẫu lớn” đầu tiên được thực hiện tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành. Theo đó, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo theo quy trình khép kín từ khâu xây dựng vùng nguyên liệu, ký hợp đồng bao tiêu với nông dân, cử lực lượng cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng giống, thuốc, phân bón không tính lãi suất, nông dân được hỗ trợ  miễn phí các khoản bao bì, vận chuyển, sấy và được thu mua theo giá thị trường.

 

.

Thăm quan, học tập  mô hình cành đồng mẫu lớn 

Quy trình này đã giúp cho người nông dân trong vùng giảm được chi phí và đạt lợi nhuận cao từ 30 – 40 triệu đồng/ 1 ha/vụ, mở ra một hướng làm ăn mới trong hợp đồng đầu tư vật tư và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Theo một số nông dân cho biết, tham gia cánh đồng mẫu lớn làm ăn theo quy trình khép kín, người nông dân chủ động được đầu vào, đầu ra và cho năng suất vượt trội năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời giúp cho cánh đồng mẫu lớn có thương hiệu quốc gia, xuất khuẩu gạo ra nước ngoài, người nông dân sẽ được lợi nhuận cao hơn so với cách làm đơn lẻ trước đây.

Nông dân Nguyễn Văn He, ở xã Vĩnh Hanh chia sẻ, gia đình ông tham gia góp ruộng đất vào mô hình cánh đồng mẫu lớn với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang từ năm 2013, với hơn 13 công đất (13.000 m2). Trong quá trình thực hiện, gia đình ông được phía công ty hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, nên ông nắm được kiến thức trong canh tác theo tiêu chuẩn xuất khẩu, bảo đảm năng xuất, chất lượng được công ty bao tiêu giá cả ổn định đảm bảo có lãi trên 13%. Ông Nguyễn Văn He cho biết thêm, từ khi tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn, ông thấy vị thế của người nông dân ngày càng được nâng lên, nên ông rất phấn khởi và tích cực vận động nhiều nông dân khác cùng tham gia.

Đưa công nghệ cao vào thu hoạch trên cánh đồng mẫu lớn

 Điển hình như nông dân Nguyễn Minh Hiếu, ở xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn liên kết mô hình cánh đồng mẫu lớn gần 20 công đất (20.000 m2), sau 3 năm ông đã tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn để xây nhà, mua xe…Đặc biệt vừa rồi, ông được Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang ưu tiên mua cổ phần, nên ông càng yên tâm gắn bó lâu dài, bền vững với mô hình cánh đồng mẫu lớn. Có thể nói, sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn thực chất là sự liên kết sản xuất, dịch vụ liên kết giữa 4 nhà: Nhà nông, nhà quản lý, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp.

Doanh nghiệp hỗ trợ nông dân vận chuyển lúa về kho dự trữ

Từ đó cung cấp nông sản năng suất, chất lượng cao, an toàn, đảm bảo yêu cầu an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu; sản xuất hiện đại theo quy trình nghiêm ngặt trên diện tích lớn, giảm được chi phí cho người nông dân tham gia sãn xuất ở các khâu bơm tưới, tiêu, dễ kiểm soát phòng ngừa sâu bệnh, chất lượng gạo tốt, năng suất cao, đầu ra chắc chắc, đáp ứng đặc biệt cho nhu cầu xuất khẩu. Chính từ những ưu điểm nổi bật ấy mà mô hình cách đồng mậu lớn ngày càng thu hút đông đảo nông dân và doanh nghiệp liên kết thực hiện, nhân rộng ở An Giang.

Riêng trong năm 2013, toàn tỉnh có 9 doanh nghiệp tham gia thực hiện cánh đồng mẫu lớn, với 35000 ha, tăng gấp hơn 4 lần so với thời điểm mới bắt đầu triển khai. Nhờ đó, nhiều nông dân đã thực sự đổi đời không chỉ về đời sống kinh tế, mà cả về đời sống văn hóa tinh thần, với nhiều điểm sáng văn hóa ở các vùng quê, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn ngày nay./.

Luong Định/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh