An Giang: Lồng ghép nhiều chương trình giảm nghèo bền vững
- Dược liệu
- 20:22 - 20/05/2017
Theo đó, tỉnh ưu tiên hộ nghèo, hộ cận nghèo mà chủ hộ là phụ nữ, hộ dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách người có công, nhằm hạn chế tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới.
Đồng thời, từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần thu hẹp khoảng cách, sự chênh lệch về mức sống, chất lượng cuộc sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc, các nhóm dân cư.
Thông qua các chình sách ưu tiên nhằm tăng cường khản năng tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cho người nghèo, người cận nghèo, bảo vệ trẻ em và phụ nữ nghèo.
Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện đời sống của nghười nghèo.
Trong đó tỉnh tập trung ưu tiên đảm bảo các chính sách về nhà ở, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, đường giao thong, đảm bảo cho người nghèo tiếp cận xã hội cơ bản ngày càng thuận lợi hơn.
Đó là các dự án về dạy nghề, giải quyết việc làm, Chương trình 135 (hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn), dụ án truyền thông và giảm nghèo, dụ án nâng cao năng lực giảm nghèo và giám sát đánh giá chuo7gn trình, dụ án cán bộ làm công tác giảm nghèo …
Được biết, Thủ tướng Chính phủ đã phệ duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện Chương trình 135 năm 2016.
Theo đó, tỉnh An Giang có 16 xã của 4 huyện, thị xã gồm: Núi Tô, Lạc Qưới, Vĩnh Gia (Tri Tôn); An Nông, An Phú, Nhơn Hưng, Văn Giáo (Tịnh Biên); Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hội, Quốc Thái, Khánh An, Vĩnh Hội Đông, Phú Hữu (An Phú); Vĩnh Xương, Phú Lộc (thị xã Tân Châu).
Một trong những câu nông thôn mới ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang được xây dựng bằng nguồn hỗ trợ của nhiều Chương trình lồng ghép.
Bằng nguồn lực địa phương cùng với sự hỗ trợ tích cực từ Trung ương, tỉnh An Giang tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, dự án, chương trình giảm nghèo để nhanh chóng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo thuộc Chương trình 135 trong giai đoạn 2016 - 2020.
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 8,45 % năm 2016, xuống còn dưới 3 % vào năm 2020.
Riêng trong năm 2016 giảm 1,5 % hộ nghèo và phấn đấu giảm tỷ lệ hộ cận nghèo từ 5,15 % năm 2016, xuống còn dưới 2 % vào năm 2020 (trong năm năm giàm 2/3 hộ cận nghèo).
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, tỉnh đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp, chương trình, dự án thiết thực như hỗ trợ nhà ở, dạy nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn làm ăn cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo là phụ nữ, hộ nghèo và cận nghèo thuộc các xã trong Chương trình 135…
Có thể nói nhờ triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả Chương trình 135 lồng ghép với nhiều chương trình, dự án, chính sách ưu tiên khác dành mà đời sống vùng đồng bào Khmer ở các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đã và đang từng bước được cải thiện, nâng cao.
Điển hình như huyện Tịnh Biên, hiện nay giao thông giữa các phum sóc, ấp, xã, thị trấn được nối liền, hàng hóa vận chuyển lưu thông, tình trạng nước sinh hoạt được khắc phục, số hộ đồng bào Khmer sử dụng điện lưới đạt trên 90 %, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, nâng cao đáng kể.