14 nguyên tắc tăng trưởng thần tốc như Amazon
- Văn hóa - Giải trí
- 07:37 - 12/03/2022
Khởi đầu từ một ý tưởng ban sơ về cửa hàng sách trực tuyến, Amazon nhanh chóng lớn mạnh, trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới dựa trên vốn hóa thị trường, từng vượt qua cả các ông lớn như Apple, Microsoft, và Google. Đây cũng là công ty đạt mức doanh thu 100 tỷ đô-la Mỹ nhanh nhất trong lịch sử, và là một trong số ít công ty được định giá một ngàn tỷ đô thời đó. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi Amazon là nguồn cảm hứng, và là đề tài nghiên cứu của nhiều chuyên gia kinh tế.
Steve Anderson đã dùng kinh nghiệm có được qua hơn 30 năm nghiên cứu về rủi ro trong kinh doanh của mình, để giải mã công thức đã giúp Amazon tăng trưởng thần tốc, và trở thành công ty đạt mức doanh thu 100 tỷ đô-la nhanh nhất trong lịch sử.
Thông qua hành trình phân tích 21 lá thư Jeff Bezos đã gửi cho các cổ đông hàng năm, Steve đã chắt lọc được những yếu tố quan trọng và nhất quán, tạo thành danh sách gồm 14 nguyên tắc tăng trưởng của Amazon thông qua tầm nhìn của Bezos - "bậc thầy về rủi ro".
Khi tăng trưởng thần tốc luôn đi liền với những rủi ro
Trong khi các doanh nghiệp đều xem rủi ro là điều tồi tệ và cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất, thì Bezos lại nhìn nhận rủi ro theo hướng tích cực, xem chúng như đòn bẩy cho sự khởi sắc trong kinh doanh, bởi theo vị lãnh đạo này, “doanh nghiệp của bạn sẽ chẳng thể tăng trưởng nếu không sẵn sàng mạo hiểm chấp nhận rủi ro”.
Với tư duy ấy, Bezos đã từng mạo hiểm vay 300.000 USD từ bố mẹ để khởi nghiệp, thành lập một cửa hàng sách trực tuyến khi không ai biết một cửa hàng sách trực tuyến là gì. Tinh thần này cũng được duy trì tại Amazon cho tới nay với tên gọi "tinh thần Ngày đầu tiên" - ám chỉ sự khéo léo, sáng tạo, đặc thù, và sự sẵn sàng đi theo con đường riêng.
Hãy sẵn sàng chấp nhận rủi ro, với tư duy “thất bại thành công”
“Chấp nhận rủi ro một cách ngẫu nhiên và nuôi hy vọng chiến thắng sẽ chẳng khác nào gieo xúc xắc hoặc quay bánh xe may mắn – bạn sẽ chẳng thể nào biết được chuyện gì sắp xảy đến hoặc khi nào bánh xe ngừng quay”, tác giả Steve Anderson chia sẻ.
Luôn mang trong mình tư duy tích cực về rủi ro trong kinh doanh như thế không đồng nghĩa với việc Bezos chưa từng thất bại, hay như một số người vẫn thường nói, “anh ấy là người giàu nhất thế giới kia mà”, nên dăm ba lần thất bại cũng chẳng đáng là bao. Chỉ là Jeff Bezos đã luôn tiếp nhận những rủi ro một cách có chủ ý, và những kế hoạch cũng đã được chuẩn bị kỹ càng, để dù thất bại có xảy ra thì Bezos cũng sẽ biến chúng trở thành “thất bại thành công”.
Amazon đã trải qua không ít những mất mát đáng kể, tiêu tốn đến hàng triệu đô-la Mỹ, điển hình là mô hình đấu giá Amazon Auctions, nền tảng bán hàng cho bên thứ ba zShops hay dự án Fire Phone đã lấy đi 178 triệu đô của công ty. Với Bezos, dĩ nhiên thất bại cũng chẳng có gì vui, nhưng “đây cũng không phải là vấn đề quá quan trọng”, anh nói. Trên hết là đội ngũ Amazon đã học được bài học đáng giá gì từ những thất bại đó để tạo tiền đề cho các dự án khác thành công.
Nhờ có thất bại ở zShops mà Amazon có được phát minh đáng giá hàng tỷ đô-la mang tên Amazon Marketplace. Nhờ có thất bại mang tên Fire Phone mà Amazon kiếm về doanh thu hàng tỷ đô khi nghiên cứu chuyển đổi Fire Phone thành phần cứng Echo và Alexa. Đó chính là những minh chứng rõ ràng nhất cho việc mạo hiểm với tư duy "thất bại thành công" đến từ “bậc thầy về rủi ro” Jeff Bezos.
Đặc biệt, trong quá trình phân tích 21 lá thư gửi cổ đông, Steve Anderson cũng nhận thấy một chu kỳ tăng trưởng có tính lặp lại đã được Bezos áp dụng vào hầu hết mọi nỗ lực, đó là: Thử nghiệm, Thiết lập, Tăng tốc, và Mở rộng quy mô. Ứng với từng chu kỳ là những nguyên tắc khác nhau và có thể nói là có giá trị bất biến theo dòng chảy của thời gian, đã được tác giả liệt kê và phân tích cặn kẽ thông qua cuốn sách “14 Nguyên tắc tăng trưởng thần tốc như Amazon”.
Không cần phải sở hữu doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô mới có thể áp dụng những nguyên tắc tăng trưởng này để thành công, bởi như Steve đã chia sẻ “chấp nhận rủi ro một cách có chủ ý là một tư duy, và nó không tùy thuộc vào việc bạn có bao nhiêu tiền”.
“14 Nguyên tắc tăng trưởng thần tốc như Amazon” không phải là cuốn sách sẽ giúp bạn trở thành Amazon thứ 2, hoặc nếu có thì đó cũng không hẳn là mục tiêu chính. Steve Anderson và Karen Anderson hoàn thành cuốn sách với sứ mệnh giúp bạn có cơ hội trải nghiệm những hướng dẫn cặn kẽ nhất trong kinh doanh từ một người “đặc biệt nổi bật trong những người thầy giỏi”. Có thể nhìn trực diện để phân tích sâu sắc về những nguyên tắc đã giúp Amazon đạt đến thành công chưa từng có trong lịch sử, bạn đọc sẽ từ đó chắt lọc ra các nguyên lý phù hợp để áp dụng, nhằm đưa doanh nghiệp của mình lên “vị trí hàng đầu” như cách Jeff Bezos đã làm được với Amazon.
“Bất kể là một ông lớn công nghệ trị giá hàng tỷ đô-la hay là một công ty gia đình, thì trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, việc giậm chân tại chỗ đồng nghĩa với việc đi thụt lùi. Với The Bezos Letters, Steve Anderson đã cung cấp một cái nhìn đặc biệt mang tính thương hiệu của cá nhân ông về cách thức Amazon giữ lửa thẳng tiến trở thành một trong những doanh nghiệp thành công nhất lịch sử hiện đại.
Những phân tích của Steve về các nguyên lý cốt lõi của Amazon là vô cùng thiết thực, chứa đựng đầy nhiệt huyết, và thật sự cần thiết đối với tất cả mọi người - dù ở góc độ cá nhân hay chuyên môn - đặc biệt đối với những người tiên phong luôn khát khao nắm bắt cơ hội mới và muốn leo lên những đỉnh cao mới.”
“Bất kể là một ông lớn công nghệ trị giá hàng tỷ đô-la hay là một công ty gia đình, thì trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, việc giậm chân tại chỗ đồng nghĩa với việc đi thụt lùi. Với The Bezos Letters, Steve Anderson đã cung cấp một cái nhìn đặc biệt mang tính thương hiệu của cá nhân ông về cách thức Amazon giữ lửa thẳng tiến trở thành một trong những doanh nghiệp thành công nhất lịch sử hiện đại.
Những phân tích của Steve về các nguyên lý cốt lõi của Amazon là vô cùng thiết thực, chứa đựng đầy nhiệt huyết, và thật sự cần thiết đối với tất cả mọi người - dù ở góc độ cá nhân hay chuyên môn - đặc biệt đối với những người tiên phong luôn khát khao nắm bắt cơ hội mới và muốn leo lên những đỉnh cao mới.”