THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:33

100% trẻ em bị ảnh hưởng HIV ở Lai Châu được đến trường

 

Lai Châu có 806 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV

Những năm qua, tình trạng người có HIV trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng. Tính đến 9/2015 luỹ tích các trường hợp nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Lai Châu là 3.135 người, số có HIV còn sống được quản lý là 1.803 trường hợp, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 700 người. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, số đối tượng lây nhiễm nhiều nhất là do tiêm chích ma túy và hoạt động mại dâm, đặc biệt ở các huyện vùng sâu, vùng xa và tiếp tục gia tăng tại một số huyện thị trọng điểm, số trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tương đối lớn. Toàn tỉnh có 806 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV trong đó, số trẻ em bị có HIV/AIDS còn sống quản lý được là 24 em.

Khám và tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV.

Đến nay, số trẻ nhiễm HIV còn sống được quản lý, chăm sóc và điều trị ARV. Đạt 87% trẻ nhiễm HIV còn sống). Sở Y tế Lai Châu đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho 100% trẻ em dưới 6 tuổi.

100% Tỷ lệ các cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở chăm sóc và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Các phòng khám ngoại trú điều trị HIV/ARV ở các huyện, thành phố, các trạm Y tế xã cấp thuốc ARV; các tổ chức xã hội có liên quan đến trẻ em nhiễm HIV đã được đào tạo, tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Đặc biệt, 100% trường cấp mầm non và cấp phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh đều tiếp nhận và tạo điều kiện cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV đi học, bao gồm trẻ em bị phát hiện và trẻ em có nguy cơ cao.

Truyền thông để nâng cao nhận thức người dân

Để đạt được kết quả trên, Kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Lai Châu nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS, trẻ em dần được cải thiện an toàn, thân thiện và lành mạnh để mọi trẻ em có điều kiện phát triển toàn diện. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và các ban, ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền, phổ biến các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, qua đó lồng ghép phổ biến các quyết định, kế hoạch cũng như các chính sách liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bằng nhiều hình thức như:

Tổ chức tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề cho trên 1000 trẻ em và phụ huynh tại các huyện, thành phố. Tổ chức 3 Diễn đàn trẻ em cấp huyện cho 200 trẻ em để các em nói lên nguyện vọng, những tâm tư, tình cảm, mong muốn của mình về những vấn đề liên quan đến trẻ em (trong đó có trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS) tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể.

Truyền thông trực tiếp được 191.809 lượt người tham dự; tổ chức mít tinh tại 7/8 huyện với 2.750 người tham dự; tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ được 7 buổi/160 lượt thành viên tham gia; Tổ chức treo 264 khẩu hiệu; Phát 200 cuốn sách mỏng về điều trị methadone; 113 bộ tranh lật; tạp chí AIDS 220 quyển, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”. Phối hợp với Đài truyền hình tỉnh, huyện phát các thông điệp truyền thông giáo dục phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt, đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vào các tháng chiến dịch  hàng năm. Lồng ghép triển khai chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con vào tháng chiến dịch tăng cường đưa dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến vùng khó khăn và triển khai Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Cung cấp các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục, sinh viên các trường sư phạm, học sinh các trường phổ thông, người làm công tác chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng, người cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tăng cường tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, chăm sóc điều trị, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con... cho người dân, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao và đối tượng dễ bị tổn thương là trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

Đặc biệt là nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành luôn tạo thuận lợi cho công tác triển khai các hoạt động tại cơ sở. Từ đó tạo cho các em bị ảnh hưởng HIV/AIDS có nhiều cơ hội và điều kiện để học tập, vui chơi cũng như tham gia các hoạt động xã hội và hòa nhập cộng đồng. Hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Tư vấn phụ nữ mang thai hiểu được  lợi ích của việc xét nghiệm HIV sớm trong lần khám thai đầu tiên, lợi ích việc điều trị dự phòng phơi nhiễm cho trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm và lợi ích của việc điều trị ARV đối với trẻ em nhiễm HIV.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh