THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 09:03

Xuất khẩu lao động thuyền viên lương cao chi phí thấp

      Theo số liệu của Ban Cung ứng thuyền viên  tàu cá ( Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam), năm 2014 các doanh nghiệp hội viên của ban cung ứng trên 3700 lượt người lao động đi làm thuyền viên trên tàu cá của Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.  Tuy số lượng có tăng  so với năm 2013, nhưng cung ứng lao động thuyền viên tàu cá cũng gặp nhiều khó khăn do thị trường chưa được mở rộng, chủ yếu vẫn là Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và một số ít Nhật Bản, Hawaii, nguồn lao động trong nước mới chỉ tập trung tại một số địa phương như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, chưa mở rộng tuyển chọn thuyền viên ở các vùng biển khác, nhất là từ tháng 9 năm 2013 trở lại đây, số lượng thuyền viên ngày càng ít đi, do tàu đánh cá gần bờ Hàn Quốc, tàu đánh cá xa bờ Nhật, công xưởng ...đang thu hút một số lượng lớn người lao động. Để giữ vững thị trường và có sức hút người lao động, Công ty Cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ (INMASCO) - Cienco1 đã có hướng đi riêng của mình. 

 INMASCO khẳng định thương hiệu  trên thị trường XKLĐ

Là đơn vị trực thuộc Bộ GTVT, Công ty Cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ - Cienco1, tiền thân là Trung tâm Đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế, hơn 15 năm hoạt động Inmasco đã đưa được hàng chục ngàn luợt người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là thuyền viên tàu cá  Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.

Thuyền viên của Inmasco trên tàu cá Đài Loan (Trung Quốc)

Những năm gần đây lĩnh vực XKLĐ có nhiều khó khăn, sự cạnh tranh trên thị trường XKLĐ ngày càng gay gắt, nhất là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu… Nhưng với Inmasco trung bình mỗi tháng vẫn có hàng trăm lao động bay sang Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông, Malaysia, Nga, Belarus… làm việc với nhiều ngành nghề: xây dựng, điện tử, cơ khí may mặc, nhựa, chế biến thủy sản, thuyền viên...

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Hoàng Lê, Giám đốc Inmasco cho biết: Trong XKLĐ công ty không chạy theo số lượng, làm ít nhưng chắc, chất lượng luôn là mục tiêu hàng đầu để duy trì và phát triển thương hiệu Inmasco, vì thế công tác giáo dục định hướng là yếu tố quyết định việc duy trì và giữ vững thị trường. Xác định được điều này Inmasco đã từng bước qui hoạch, xây dựng cơ sở đào tạo chính quy với nhiều trang thiết bị tốt, phù hợp với chuyên môn và ngành nghề đối tác nước ngoài cần, lao động của Inmasco được đào tạo chu đáo trước khi xuất cảnh, họ không chỉ được học về ngoại ngữ, tay nghề, luật pháp, phong tục tập quán nước sở tại mà cả về thể lực để đủ sức khỏe làm việc, nên những lao động của Inmasco dù phải một mình ra nước ngoài, nhất là thuyền viên phải đi quá cảnh qua nhiều nước để đến được với tàu đánh cá đang ở ngoài khơi, nhưng họ vẫn vững tâm vì đã được đào tạo bài bản, được trang bị chu đáo. Đó chính là thế mạnh đồng thời cũng là nguyên nhân khiến Inmasco ít gặp rủi ro.

Bà Nguyễn Phương Liên, Phó Giám đốc Inmasco – Cienco1 cho biết: Phát triển, mở rộng thị trường luôn được công ty chú trọng. Từ chỗ chỉ XKLĐ thuyền viên sang Hàn Quốc đi biển gần, sau phát triển ra biển xa, rồi mở rộng sang Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Nhật Bản, Trung Đông, Nga… với nhiều ngành nghề mới đáp ứng được nguyện vọng người lao động. Có nhiều ngành nghề Inmasco tuyển dụng không đòi hỏi khắt khe về tay nghề, ngoại ngữ, chi phí thấp, được công ty tạo điều kiện, hỗ trợ làm thủ tục cho lao động vay vốn.

 Với những ngư dân vùng biển thì nhiều người đi XKLĐ mà không phải nộp trước khoản tiền nào. Chính vì vậy có rất nhiều người đi về rồi lại đi nữa, đặc biệt thị trường Hàn Quốc ưu tiên tuyển những người đi lần 2, là một điều kiện thuận lợi cho các thuyền viên.

Xuất khẩu lao động, thuyền viên vẫn luôn là thế mạnh của Inmasco. Năm 2014 công ty đưa trên 1100 lao động ra nước ngoài làm việc, trong đó thị trường Đài Loan chiếm số đông 739 lao động, riêng thuyền viên 301 người (số người đi lại chiếm ½) nâng số thuyền viên đang làm việc trên các thuyền cá của Đài Loan trên 600 người,  mức thu nhập hiện nay của người lao động do Công ty đưa đi dao động từ 450 đến 1.500 USD/tháng, chi phí đi lại đều được chủ tàu tài trợ, người lao động chỉ phải ký quỹ 3 triệu VNĐ. Chứng kiến bảng lương lao động được đối tác gửi về tại công ty Inmasco, thuyền viên mới đi lần đầu có thu nhập khoảng 450 USD/tháng tùy từng loại tàu đánh cá lớn nhỏ. Nhóm thu nhập trung bình (chiếm tỷ lệ cao) thường từ 600-800 USD/tháng. Đặc biệt, có những thuyền viên đạt mức thu nhập từ 1.000-1.500 USD/tháng là những thuyền viên đi lại lần 2 hoặc lần 3, như thuyền viên tàu đánh cá xa bờ Hàn Quốc: Trần Hữu Huy, sinh năm 1973, ở xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh thu nhập 1.500 USD, thuyền viên Phan Dũng, sinh năm 1980, ở xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình thu nhập 1300USD …Cũng nhờ có thâm niên và kinh nghiệm đi biển nên một số chủ tàu Hàn Quốc còn cho phép lao động được bảo lãnh cho ít nhất hai người thân lên tàu làm việc. Khi đi người lao động chỉ phải ký quỹ 1.000 USD và nộp 5 triệu đồng tiền phí dịch vụ.

Lao động Inmasco trước lúc xuất cảnh

 Thuyền viên Nguyễn Văn Toàn, ở xã Quảng Xuân,huyện Quảng Trạch, Quảng Bình; Nguyễn Văn Tám, Nguyễn văn Dũng, ở xã Hòa Lộc,huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa làm việc trên tàu đánh cá Đài Loan (Trung Quốc)có mức thu nhập từ 1.100 – 1.200USD/ tháng .Sở dĩ có mức thu nhập cao vì có kinh nghiệm đi biển lâu năm. Cùng nhận mức lương 1.200 USD/tháng, thuyền viên Trần Văn Thưởng, ở xã Quỳnh Long,huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cho biết: "Khi đăng ký đi làm thuyền viên trên tàu đánh cá Đài Loan, Công ty môi giới Việt Nam không hề thu phí xuất cảnh. Lý do là tôi đã có kinh nghiệm đi biển, biết mọi ngóc ngách trên tàu cá Đài Loan nên dễ được chủ tàu ưa thích. Ngoài ra, còn thạo nghề cá, máy móc hư hỏng ở đâu đều có thể sửa"

 15 năm qua Công ty Inmasco đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực XKLĐ, góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhiều gia đình, đặc biệt là với những ngư dân vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình;  Tạo nên uy tín của lao động Việt Nam trên các thị trường quốc tế. Với hàng chục ngàn lao động ra nước ngoài làm việc, Inmasco đã góp phần đáng kể vào việc giảm nghèo, tăng nguồn thu cho quốc gia. Từ chỗ chỉ là một Trung tâm, đến nay Inmasco đã là một thương hiệu có tiếng trong làng XKLĐ của Việt Nam.

M.Quang

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh