CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 10:43

Xác định tỷ lệ tổn thương đối với bệnh binh thế nào?

Ngày 27/9/2013, Liên Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp áp dụng trong giám định y khoa, giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần. Thông tư này đã quy định rõ nguyên tắc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể tại Điều 2 và phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể tại Điều 3.

Theo quy định nêu trên và qua nội dung câu hỏi, thì cách tính tỷ lệ tổn thương cơ thể của ông Sử sẽ là: Tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh binh của ông là 65% (gọi là tổn thương thứ nhất, gọi tắt là T1), như vậy tỷ lệ cơ thể chưa bị tổn thương là 35%. Nay ông bị bệnh tiểu đường tuyp 2 với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 35% (tỷ lệ này là 35% của 35% cơ thể chưa bị tổn thương đã nêu ở trên). Do vậy tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh bệnh tiểu đường sẽ là: (65% + (100% - 65) x 35%) : 100 = 12,25%.

Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của ông sẽ là: 65% + 12,25% = 77,25%. Làm tròn số theo quy định thì tỷ lệ tổn thương cơ thể của ông Sử là 77%. Vậy tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của ông là 77% là đúng theo quy định hiện hành.

Câu hỏi: Tôi là cựu thanh niên xung phong khu vực chiến trường B trước năm 1975. Hiện, tôi bị mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh có liên quan đến nhiễm chất độc hóa học. Vậy, tôi có được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng không, nếu có thì làm thủ tục như thế nào?

Tại Khoản 4, Điều 38, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 quy định thanh niên xung phong tập trung là đối tượng được xem xét xác nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Thủ tục hồ sơ và điều kiện xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hướng dẫn tại Điều 27 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 và Điều 5 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014.

Đề nghị bà lập hồ sơ theo quy định và làm thủ tục tại cơ quan LĐ -TB&XH tại địa phương để có căn cứ xem xét xác nhận hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Câu hỏi: Anh trai tôi là Nguyễn Đức Khánh, nhập ngũ năm 1984, đóng quân tại đảo Cái Bầu, đặc khu Quảng Ninh. Đầu năm 1985, trong khi làm nhiệm vụ đi lấy gỗ theo sự phân công của đơn vị, anh tôi bị tai nạn, mặc dù được sơ cứu và đưa vào bệnh xá nhưng anh tôi đã chết. Giữa năm 1985, đơn vị mang giấy báo tử và thông báo anh tôi đã chết do tai nạn lao động nên là tử sĩ, cán bộ đơn vị cũng cho biết khi bố mẹ tôi hết tuổi lao động sẽ được hưởng chế độ tử sĩ. Đến nay bố tôi đã 80 tuổi, mẹ tôi cũng đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn không được hưởng bất cứ một chế độ gì. Vậy, trường hợp của anh tôi là liệt sĩ hay tử sĩ, nếu là tử sĩ thì bố mẹ tôi có được hưởng chế độ của anh tôi không?

Theo quy định tại Điều 18 Nghị  định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, chính quyền địa phương có người hy sinh có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ, người hy sinh là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên cấp giấy báo tử.

Theo đơn trình bày, ông Nguyễn Đức Khánh nguyên là quân nhân, nhập ngũ năm 1984, chết năm 1985, việc cấp giấy báo tử theo chế độ tử sĩ hay liệt sĩ thuộc thẩm quyền của cơ quan quân đội.

Đề nghị ông Thìn liên hệ đến Bộ Tư lệnh Quân khu 3 hoặc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh để được xem xét, trả lời.

P.V (Tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh