THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 08:31

Chính sách giáo dục cho con thương binh, gia đình chính sách

Trả lời: Để được hưởng ưu tiên đối tượng 06, con ông Long phải thuộc diện: Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; phải có giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Để được hưởng chính sách ưu tiên như trên, ông Long phải có các giấy tờ sau: Đã được khen tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huân chương Chiến thắng; Huy chương Kháng chiến hoặc Huy chương Chiến thắng. Quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và xã hội cấp.

Câu hỏi: Bố tôi là thương binh, vậy tôi có là đối tượng được hưởng ưu đãi giáo dục không?  

Trả lời: Theo quy định tại thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BTC ngày 20/11/2006 của Liên Bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào đối với người có công với cách mạng và con của họ thì đối tượng được hưởng ưu đãi trong giáo dục và đào tạo gồm có:
     - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (gọi chung là thương binh).
     - Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ, con của thương binh, con của bệnh binh; con bị dị dạng, dị tật của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

Con em người có công được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục

Câu hỏi: Tôi là con thương binh mất sức lao động 21%, đang theo học tại Đại học Bách khoa. Theo tôi được biết, nếu thuộc diện chinh sách như tôi thì sẽ được hoàn trả lại 100% học phí,được trợ cấp một tháng 180.000đồng và được trợ cấp mua sách vở một năm là 300.000đồng. Nếu đúng vậy thì tiền học phí năm vừa rồi của tôi hết 6 triệu đồng.Nếu cộng cả tiền trợ cấp với tiền hỗ trợ mua sách thì tôi sẽ được nhận 8.100.000đồng. Nhưng bố mẹ tôi chỉ nhận được 6.200.000 đồng.

Trả lời: Vấn đề ưu đãi giáo dục đại học đối với con thương binh mất sức lao động 21% được quy định tại khoản 2 Phần II Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20 tháng 11 năm 2006 hướng dẫn về ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ như sau:

“Chế độ đối với học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi đang học tại cơ sở đào tạo

a) Học phí

- Miễn học phí đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở đào tạo công lập;

- Hỗ trợ học phí đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở đào tạo dân lập, tư thục theo các mức sau:

+ Trường Trung cấp chuyên nghiệp:

150.000 đồng/tháng;

+ Trường Dạy nghề:

200.000 đồng/tháng;

+ Trường Cao đẳng:

200.000 đồng/tháng;

+ Trường Đại học:

250.000 đồng/tháng.

b) Trợ cấp một lần

Mỗi năm học sinh, sinh viên được trợ cấp 300.000 đồng để mua sách vở, đồ dùng học tập.

c) Trợ cấp hàng tháng

- Mức 180.000 đồng/tháng đối với học sinh, sinh viên là con của thương binh suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 60%, con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60%; con bị dị dạng, dị tật suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

- Mức 355.000 đồng/tháng đối với học sinh, sinh viên là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; con bị dị dạng, dị tật nặng không tự lực được trong sinh hoạt của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

Học sinh, sinh viên đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định trên đây sau khi thi tốt nghiệp được hưởng trợ cấp một lần bằng 2 tháng trợ cấp hàng tháng đang hưởng.

Phương thức và thời gian chi trả trợ cấp được quy định tại khoản 2 Phần IV   Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC:

 “Phương thức chi trả

a) Cơ quan thực hiện chi trả

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, tổ chức chi trả trợ cấp và hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi.

b) Thời gian chi trả

- Trợ cấp một lần: được chi trả vào đầu năm học hoặc đầu khóa học.

+ Chi trả vào tháng 10 đối với học sinh học tại cơ sở giáo dục.

+ Chi trả vào tháng 11 đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở đào tạo.

- Trợ cấp hàng tháng: được chi trả làm 2 lần trong năm

+ Lần 1 chi trả vào tháng 10 hoặc tháng 11;

+ Lần 2 chi trả vào tháng 3 hoặc tháng 4.

Trường hợp học sinh, sinh viên chưa nhận trợ cấp hàng tháng theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

- Hỗ trợ học phí: Theo thời gian thực học và chi cùng với thời điểm chi trợ cấp hàng tháng.

Trường hợp học sinh, sinh viên chưa nhận hỗ trợ học phí theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

c) Khung thời gian học

Khung thời gian học mỗi khoá ở các cấp, bậc học và trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2005 ngày 14 tháng 6 năm 2005. Khung thời gian học này không kể thời gian học lưu ban, học lại, ngừng học, học bổ sung theo qui chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Học sinh, sinh viên vẫn được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng trong thời gian ngừng học do ốm đau, tai nạn và trong thời gian học lưu ban, học lại, học bổ sung nếu nguyên nhân không phải là do bị kỷ luật.”

Cục Người có công

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh