CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:07

Xã Đông Phương Yên (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội): Ai tạo điều kiện cho các lò gạch thủ công hoạt động trái phép?

Hơn 20 năm trôi qua kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010. Theo đó, việc sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công ở ven các đô thị sẽ phải kết thúc trước năm 2005, các vùng khác trước năm 2010. Tuy nhiên, việc thực hiện Quyết định số 115 trên địa bàn TP Hà Nội lại chưa triệt để.

Từ thông tin phản ánh của người dân, Phóng viên (PV) đã có mặt tại khu ruộng lúa của người dân thôn Yên Kiện và tận mắt chứng kiến hàng loạt lò gạch thủ công “vô tư” hoạt động. Chứng kiến nhiều ngôi nhà hai bên đường bị phủ bụi, cây cối vàng úa, chúng tôi tin việc người dân sinh sống tại thôn Yên Kiện phản ánh bị ảnh hưởng từ hoạt động của những lò gạch thủ công là có thật.

Xe vận chuyển có tải trọng lớn phục vụ hoạt động lò gạch đã ngày đêm gây mất trật tự, ô nhiễm môi trường, khiến cư dân đang sinh sống trong địa bàn có 03 lò gạch không khỏi bức xúc

Xe vận chuyển có tải trọng lớn phục vụ hoạt động lò gạch đã ngày đêm gây mất trật tự, ô nhiễm môi trường, khiến cư dân đang sinh sống trong địa bàn có 03 lò gạch không khỏi bức xúc

Tại đây, 3 lò gạch nằm gần khu dân cư đang nhả khói nghi ngút. Mỗi lần lò đỏ lửa, dân khốn khổ vì phải hít thở bầu không khí ngột ngạt từ các lò gạch xả ra. Xe cơ giới chở vật liệu của lò gạch hoạt động suốt ngày đêm khiến các công trình nhà dân 2 bên đường rung lắc, bụi phủ kín. Đã nhiều lần, người dân phản ứng với chủ lò, kiến nghị với chính quyền sở tại nhưng lò gạch vẫn hoạt động.

Anh Nguyễn Văn T. (người dân thôn Yên Kiện) bức xúc cho hay: “Các lò gạch thủ công hoạt động ngoài cánh đồng tác động không nhỏ đến đời sống người dân chúng tôi. Mỗi khi lò gạch đốt lò thì không khí trở nên ngột ngạt. Xe ô tô chở đất, chở than vào lò gạch, hay xe chở gạch thành phẩm đi tiêu thụ, khiến tuyến đường xuyên qua khu dân cư bụi mù mịt”.

“Hằng đêm, người dân thôn Yên Kiện chúng tôi không thể nào ngủ yên giấc. Con đường duy nhất nối từ các lò gạch ra bên ngoài là tuyến đường xuyên qua giữa thôn. Nhà cửa bị rung lắc và tiếng ồn động cơ mỗi khi xe ô tô chạy qua khiến các thành viên trong gia đình tỉnh giấc” - anh T. nói.

z4360298982464_3a812b6bd032cf6334d31dd14466bcfc

Liên quan đến hoạt động của các lò gạch thủ công trên địa bàn thôn Yên Kiện, ông Phan Ngọc Huấn - Chủ tịch UBND xã Đông Phương Yên cho hay: “Trên địa bàn xã Đông Phương Yên hiện có 3 lò gạch thủ công đang hoạt động trái phép”.

Theo vị Chủ tịch UBND xã Đông Phương Yên, trước thực trạng các lò gạch thủ công hoạt động trái phép, cuối tháng 4/2023, UBND xã đã làm việc với chủ 3 lò gạch và yêu cầu dừng hoạt động. Các lò gạch này đang sử dụng công nghệ lò vòng trong sản xuất.

“Năm 2021, UBND TP. Hà Nội có văn bản yêu cầu các cơ sở sản xuất gạch này dừng hoạt động. UBND xã cũng đã có văn bản yêu cầu đơn vị điện lực dừng việc cung cấp điện cho các lò gạch. Còn việc dừng hoạt động của lò gạch thuộc thẩm quyền của Phòng Quản lý đô thị huyện Chương Mỹ” - ông Phan Ngọc Huấn nói.

Năm 2021, các cơ sở đã được yêu cầu dừng hoạt động, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, vì do có quan hệ những lò gạch không phép vẫn vô tư xả khói.

Năm 2021, các cơ sở đã được yêu cầu dừng hoạt động, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, vì do có "quan hệ" những lò gạch không phép vẫn vô tư xả khói.

Theo ông Phan Ngọc Huấn, công nghệ sản xuất gạch của các lò gạch trên địa bàn xã không còn phù hợp với thực tế. Mặt khác, UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu các công trình xây dựng bằng ngân sách công của thành phố phải dùng vật liệu không nung. Chính vì vậy, gạch nung không còn phù hợp và các lò gạch phải dừng hoạt động.

UBND TP. Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc về việc xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn, thế nhưng các lò gạch trên địa bàn xã Đông Phương Yên vẫn “vô tư” hoạt động. Trước vấn đề này, ông Phan Ngọc Huấn khẳng định: “UBND xã đã yêu cầu đơn vị điện lực cắt điện, buộc các lò gạch này phải dừng hoạt động. Do chủ lò gạch có ‘quan hệ’ trên thành phố nên lại được cấp điện và hoạt động”.

Nói về trách nhiệm quản lý của UBND xã, ông Phan Ngọc Huấn cho biết: “Trách nhiệm của cả xã, huyện và thành phố. Thành phố chỉ đạo dừng là phải dừng. Thành phố chỉ đạo huyện, huyện chỉ đạo xã và trách nhiệm ở đây là cấp huyện, xã có trách nhiệm quản lý sở tại... người ta (chủ lò gạch - PV) xin thì mình cũng tạo điều kiện và chia sẻ”.

Empty

Ai cũng biết rõ tác hại từ khói lò gạch thủ công đối với sản xuất nông nghiệp và sức khỏe người dân. Trước khi có Chỉ thị số 15/CT-UBND của UBND TP. Hà Nội ngày 29/6/2010 về việc tăng cường kiểm tra, rà soát tình hình sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn thành phố và triển khai thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung của Chính phủ, nhiều quận, huyện, thị xã đã tổ chức cưỡng chế, giải tỏa lò gạch thủ công, nhưng hiệu quả chưa như mong muốn.

Sau khi Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg được ban hành, người dân sinh sống quanh các lò gạch thủ công đã mừng thầm vì môi trường sống trong lành được trả lại. Thế nhưng niềm vui này nhanh chóng bị dập tắt, vì hơn 20 năm trôi qua, lò gạch thủ công vẫn vô tư hoạt động. Sự tắc trách, vào cuộc xử lý chậm trễ của chính quyền địa phương khiến người dân hoài nghi và thắc mắc: “Đến bao giờ huyện Chương Mỹ và TP Hà Nội mới có thể xóa bỏ được lò gạch thủ công?”

Minh Tùng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh