CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:08

Hội Phụ nữ Diên Khánh (Khánh Hòa): Vững mạnh nhờ mô hình kinh tế tập thể

 

Phụ nữ với mô hình tiết kiệm làm giàu

Chúng tôi tới Diên Khánh vào những ngày cuối thu, cái nắng gắt gao đã dịu xuống. Chúng tôi được nghe mẫu chuyện về gương phụ nữ làm giàu. Nhưng điều chúng tôi chú ý quan tâm đó là là phụ nữ nơi đây đã ngày càng có nhiều người tham gia vào mô hình kinh tế tập thể, đời sống ngày càng tốt hơn. Tiêu biểu là Hội Phụ nữ xã Diên An (Diên Khánh)  thành lập nhóm “Phụ nữ đan ghế mây” gồm 20 thành viên và cuối tháng 7/2014. Nhóm trưởng nhận hàng gia công của các doanh nghiệp về phân phối cho các thành viên cùng sản xuất. Tham gia nhóm, mỗi thành viên có thu nhập khoảng 3-4 triệu đồng/tháng. Bà Lê Thị Mỹ Hạnh thành viên của nhóm cho biết: “Bình quân mỗi ngày, tôi đan 4 chiếc ghế, kiếm được 120.000 đồng. Đây là công việc nhẹ nhàng, không cần tay nghề cao, lại có hàng làm quanh năm”

Bà Phạm Thị Hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Diên Khánh cho biết:  Ngoài nhóm “Phụ nữ đan ghế mây”, hội còn duy trì hoạt động của nhóm “Phụ nữ giúp việc gia đình”, “phụ nữ làm đá mỹ nghệ”... nhờ đó phụ nữ đã giúp nhau, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, vai trò của người phụ nữ được nâng cao. Qua sinh hoạt nhóm, các chị chia sẻ công việc, giới thiệu việc làm. Nhờ đó, hội nắm bắt được thông tin, hoàn cảnh của từng thành viên; phối hợp với các đơn vị hỗ trợ kịp thời nếu họ gặp khó khăn. 

Các hoạt động phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, trang bị kiến thức khuyến nông, cho vay vốn... cũng được hội đẩy mạnh. “Để tạo điều kiện thuận lợi cho chị em trong sản xuất lúa, hội đã thành lập tổ đổi công. Hội đã tạo điều kiện cho hơn 1000 hội viên vay vốn phát triển kinh tế thông qua nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện. Nhờ vậy, nhiều chị đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Hội còn phối hợp với một số đơn vị mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn, trồng lúa nước, giúp việc gia đình... thu hút nhiều chị em tham gia.

 Ngoài ra, nhiều mô hình, câu lạc bộ (CLB) khác cũng mang lại hiệu quả. CLB “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon” là một ví dụ. Được thành lập năm 2011, đến nay, CLB thu hút 72 thành viên tham gia cho đến nay có khoảng 15.000 hội viên tham gia.  Qua đó, các thành viên trở thành những tuyên truyền viên tích cực, vận động các chị em khác hình thành thói quen bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, hội còn thành lập CLB “Khi mẹ vắng nhà” gồm 25 thành viên là người thân của những người làm nghề giúp việc. Hàng quý, CLB tổ chức sinh hoạt với nhiều chủ đề khác nhau, giúp các thành viên nắm bắt thêm nhiều kiến thức về pháp luật, có kinh nghiệm trong nuôi dạy con, chăm sóc gia đình... Phong trào tương thân tương ái cũng được hội chú trọng thực hiện. Hội đã vận động chị em tham gia tiết kiệm; phát động phong trào nuôi hàng nghìn con heo đất tiết kiệm tại gia đình nhằm gây quỹ giúp phụ nữ nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động tặng quà, nhận đỡ đầu trẻ em... cũng được chị em nhiệt tình hưởng ứng. Hội cũng duy trì hoạt động của nhóm “Phụ nữ không vứt rác bừa bãi”, CLB “5 không 3 sạch”…Các mô hình này đều thu hút đông đảo hội viên tham gia.

Mô hình đan lát giúp phụ nữ phát triển kinh tế

Ông Đinh Công Thiệu, Chủ tịch UBND huyện Diên Khánh Đánh giá: “Phát triển kinh tế địa phương là mục tiêu chung của chính quyền và nhân dân. Trong đó phụ nữ tham gia mô hình kinh tế tập thể, phát triển kinh tế có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương. Phụ nữ ngày càng có vai trò lớn đối với mọi mặt của xã hội. UBND huyện Diên Khánh sẻ tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện, để phụ nữ địa phương ngày càng có nhiều người tham gia vào mô hình kinh tế tập thể, có cách làm hay, mô hình mới, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và có nhiều đóng góp làm thay đổi bộ mặt nông thôn

XUÂN HƯỚNG/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh