THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:57

Khánh Hòa: Tìm giải pháp gỡ khó cho hơn 1000 diêm dân

 

 

Diêm dân muối Khánh Hòa đang gặp khó

Xin ông cho biết về tình hình sản xuất và tiêu thụ muối trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong những tháng đầu năm 2015 đến nay?.

Tỉnh Khánh Hòa có diện tích sản xuất muối vào loại trung bình của cả nước, sản lượng bình quân hàng năm đạt 65.000 tấn. Tham gia sản xuất muối có các công ty cổ phần, các HTX và hàng trăm hộ diêm dân thi hút hàng nghìn lao động tập trung ở các đồng muối thuộc thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh và một số ít diện tích của huyện Vạn Ninh.

Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi cho sản xuất muối, tính đến ngày 15/8/2015, sản lượng muối của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ diêm dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt 83.462 tấn bằng 169%  sản lượng so cùng kỳ năm 2014 (tăng 69%). Trong đó, sản lượng muối của doanh nghiệp là 41.555 tấn, hợp tác xã: 11.207 tấn và hộ diêm dân: 30.700 tấn. Sản lượng muối thực phẩm: 63.864 tấn; muối công nghiệp: 19.598 tấn. Trong đó,sản lượng tiêu thụ: 46.631 tấn.

Sản lượng muối tồn toàn tỉnh là 39.831 tấn bằng 452% so với cùng kỳ năm 2014 (vượt 352%). Trong đó, doanh nghiệp là 23.231 tấn; HTX và diêm dân là: 16.600 tấn.  Dự kiến sản lượng muối tồn của các đơn vị sản xuất muối sẽ tăng cao hơn so với sản lượng muối tồn hiện tại, bởi vì, theo dự báo thời tiết 10 ngày tới tại Khánh Hòa nhiệt độ cao nhất là 35 độ và thấp nhất là 26 độ và không có mưa.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là giá muối bình quân trên thị trường quá thấp (từ 420 đồng/kg – 550 đồng/kg) lại không có người mua, trong khi đó, mùa mưa bão gần đến, dự báo sẽ hao hụt lớn lượng muối tồn kho. Việc sản lượng muối của diêm dân, HTX diêm nghiệp và hai Công ty cổ phần muối Khánh Hòa và Cam Ranh không tiêu thụ được đã làm khó khăn cho sản xuất và đời sống hơn 1000 diêm dân nhất là những người làm công hàng ngày, hàng trăm xã viên của HTX và công nhân của 2 doanh nghiệp nói trên.

Trong thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai những đề án gì để nâng cao chất lượng, sản lượng muối, hỗ trợ diêm dân nâng cao mức thu nhập?.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa đã chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương liên quan đã hướng dẫn cho Công ty cổ phần muối Khánh Hòa và Công ty cổ phần muối Cam Ranh lập đề án vay vốn để thu mua tạm trữ muối cho bà con diêm dân trên địa bàn tỉnh nhằm ổn định giá và đảm bảo thu nhập cho diêm dân.

Theo đó, hai công ty này sẽ mua hết sản lượng muối tồn của khu vực diêm dân, hợp tác xã diêm nghiệp và thanh toán trực tiếp với diêm dân bao gồm sản lượng muối hạt kết tinh trên bạt và muối hạt kết tinh trên nền đất khoảng hơn 16.000 tấn với giá mua theo cơ chế thị trường nhằm ổn định giá và bảo đảm thu nhập cho diêm dân. Đổi lại, hai công ty này sẽ được vay vốn để mua muối tạm trữ và được hỗ trợ mức lãi suất từ ngân sách tỉnh.

Ngoài ra, bằng nguồn kinh phí khuyến diêm rất hạn chế của mình, Chi cục Phát triển nông thôn Khánh Hòa đã triển khai 2 mô hình “Sản xuất muối bằng công nghệ phơi nước với phương pháp kết tinh muối trên bạt” tại HTX muối Ninh Thủy, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa và tại HTX muối Cam Nghĩa, phường Cam Nghĩa, thành phố Cam Ranh thu được kết quả tương đối tốt.

Vậy trong thời gian tới, nhằm tháo gỡ khó khăn cho diên dân thì Chi cục Phát triển nông thôn có giải pháp thế nào, thưa ông?

Ông Trương Hữu Lan, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa

Để giúp địa phương thực hiện sản xuất, kinh doanh muối đạt hiệu quả cao, kiến nghị Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như tỉnh Khánh Hòa thực hiện cải tạo, nâng cấp cở sở hạ tầng vùng muối nhất là cải tạo đê kè, nạo vét kênh mương, các kênh mương nội đồng, lót đá chẻ giúp hạ tầng ngành muối được thông suốt.

Hàng năm, bố trí kinh phí khuyến diêm cho Chi cục Phát triển nông thôn để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, chế biến muối, bố trí cán bộ chuyên trách quản lý nghề muối để nắm bắt tình hình sản xuất muối kịp thời triển khai; nhất là triển khai các mô hình phát triển nghề muối áp dụng công nghệ cao kết hợp dịch vụ - du lịch, chữa bệnh, phát triển công nghiệp chế biến từ sản phẩm muối của địa phương.

chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay cho diêm dân và người lao động vay vốn để đầu tư chuyển đổi sản xuất muối truyền thống sang áp dụng phương pháp kết tinh muối trên ô trải bạt nhựa mang lại năng suất, chất lượng cao cũng như quan tâm tăng cường đào tạo công tác quản lý nhà nước nghề muối, tăng cường biên chế cán bộ chuyên trách, quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ về sản xuất, kinh doanh, chế biến muối cho cán bộ quản lý nghề muối các cấp tỉnh, huyện, xã có sản xuất muối.

Có chủ trương và cho phép ưu tiên sử dụng phương tiện đường sắt, đường thủy phục vụ vận chuyển muối để hạ giá thành, tạo điều kiện thuận lợi cho người làm muối bán được giá cao hơn.Ngoài ra, tỉnh cần có ổn định diện tích sản xuất muối, tránh chồng chéo trong quy hoạch vì diêm dân có tâm lý sợ bị thu hồi đất nên không đầu tư. Bên cạnh đó, nhiều phường trên địa bàn không được hỗ trợ trong chương trình nông thôn mới cũng như hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp trong khi các phường này vẫn mang danh nghĩa là phường nhưng chỉ toàn sản xuất nông nghiệp vẫn là phường thuần nông.

XUÂN HƯỚNG/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh