THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:09

Mùa lễ hội 2015: Bớt phản cảm nhưng vẫn nhiều lộn xộn

 

Hiện tượng phản cảm đã giảm

Ghi nhận tại một số lễ hội lớn diễn ra đầu năm nay như: Lễ hội Yên Tử, chùa Hương... hiện tượng du khách đổi tiền lẻ, “nhét” tiền vào tay Phật, ném tiền xuống các điểm di tích để cầu may, đã giảm hẳn. Ban tổ chức đã  bố trí các bàn tiếp nhận đóng góp của du khách, thay cho việc bố trí  mật độ “dày đặc” các hòm công đức như các mùa lễ hội năm trước.

Tại khu di tích Yên Tử, năm nay các hàng quán, nhà nghỉ cạnh chùa Hoa Yên đã được BQL khu di tích cương quyết dẹp bỏ, đưa ra ngoài khu di tích. Tại khu di tích thắng cảnh chùa Hương, hiện tượng treo thịt thú rừng sống tại các hàng quán đã không còn; hiện tượng “hối lộ” bằng cách “nhét” tiền lẻ vào tay Phật, tại các mái đình chùa, đốt vàng mã vô tội vạ, xem bói, cúng thay, tranh giành khách đi đò... cũng đã giảm đáng kể.

Anh Nguyễn Cảnh Lợi (Hà Nội) tâm sự, nhiều năm trước, năm nào anh và gia đình cũng đi lễ cầu cho gia đình một năm mới sức khỏe, bình an. Hai năm trở lại đây, anh không đi nữa bởi tình trạng biến tướng, “thương mại hóa” của các lễ hội diễn ra một cách trầm trọng.

hình ảnh Lễ Hội đầu năm 2015.

Hình ảnh lễ hội đầu năm 2015.

Hiện tượng buôn thần, bán thánh diễn ra đã làm sai lệch đi bản chất tốt đẹp của các lễ hội mà ông cha đã để lại . “Sau khi báo chí phản ánh, Bộ VH-TT&DL, các ngành chức liên quan đã quyết tâm siết chặt công tác quản lý lễ hội. Hiện tượng phản cảm, trái mắt vẫn còn, những đã giảm nhiều”- anh Lợi nhận xét.

Ông Hà Đức Anh, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Văn Yên (Yên Bái), nơi có lễ hội đền Mẫu  Đông Cuông (Đệ Nhị thượng ngàn), cho rằng: “Để đạt được kết quả lễ hội ngày càng đi vào nền nếp, bớt cảnh phản cảm, lộn xộn, ngoài sự kiên quyết của các ngành chức năng và địa phương, thì việc tuyên truyền, phản ánh của báo chí  rất có tác động đến nhận thức của người dân khi tham gia lễ hội”.

Vẫn tái diễn cảnh bạo lực tranh giành, cướp lộc

Dù đã có nhiều chuyển biến cực, tuy nhiên hiện tượng tranh giành, “cướp lộc” tại một số Lễ Hội vẫn diễn ra, như một sự thách thức đối với ngành quản lý văn hóa. Tại Lễ Hội đền Gióng ngày 24/2 (mùng 6 Tết), sau lễ rước kiệu hoa tre (biểu trưng, tượng trưng cho cây gậy tre của Thánh Gióng đánh giặc Ân năm xưa), cảnh “cướp lộc” diễn ra như một cuộc hỗn chiến.

Một số người tham gia hội cố tranh giành, để cướp hoa tre, bởi tin rằng nếu “cướp” được bông hoa tre, cả năm sẽ khỏe mạnh, may mắn???

Bị những người rước kiệu ngăn cản, nhiều thanh niên đã vung gậy quật túi bụi, thẳng tay, chân đấm, đạp vào đoàn rước kiệu, buộc những người trong đoàn rước phải tự vệ, đánh đuổi, tạo nên một cuộc hỗn chiến, khiến nhiều du khách tham gia lễ hội khiếp đảm.

Hình ảnh tương tự cũng đã xảy ra tại lễ hội cướp Phết ở xã Bàn Giản (huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc), ngày 3/3 khiến nhiều thanh niên sứt đầu, mẻ trán, máu me bê bết đầy người, mặt.

Bình luận về những hiện tượng trên với báo chí, người phát ngôn Bộ VH-TT&DL Phan Đình Tân cho rằng, đây là cách hành xử phản cảm, lạc hậu, mù quáng. Chẳng thánh thần nào phù hộ cho những người có lộc bằng tranh cướp, dùng những khuôn mặt giận dữ để đoạt lộc về mình”.

Cũng theo ông Tân, việc quy định người dân địa phương có quyền quyết định việc tổ chức lễ hội khó có khả năng thành hiện thực, bởi nếu không có sự quản lý của cơ quan quản lý văn hóa và các ngành liên quan, chính quyền sở tại, lễ hội sẽ dễ biến tướng, phản cảm. "Lễ hội ở các nước khác cũng có cảnh tranh giành, chen lấn, xô đẩy. Đi hội phải có cảnh đông đúc, mồ hôi rơi, nhưng dù gì anh cũng phải tham gia với tâm thế đẹp, hành động văn minh, lịch sự”.

Hà Huy Linh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh