Vụ nước sông đổi màu, cá chết: "Thủ phạm" nhận lỗi
- Pháp luật
- 18:11 - 07/05/2016
Trong buổi làm việc với đoàn công tác của Sở TN&MT 2 tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình, Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình đã nhận lỗi xả nước thải ra thượng nguồn sông Bưởi.
Nước sông ô nhiễm từ thượng nguồn chảy về hạ lưu
Theo giải trình của lãnh đạo Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình, nhà máy sản xuất mía đường đóng tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đang trong quá trình chạy thử và hệ thống xử lý nguồn nước thải chưa được hoàn thiện. Nước thải được thu gom về hồ chứa trong khu vực nhà máy. Đến ngày 3 và 4/5, do hồ quá đầy nên công ty này đã xả nước thải chưa qua xử lý từ hồ chứa ra thượng nguồn sông Bưởi.
Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường giám sát và xử lý đối với nhà máy trên.
Đến ngày 6/5, cá lồng trên sông của người dân tiếp tục chết
Theo ông Lê Văn Bình, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa: “Chúng tôi đã đề nghị Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình phải buộc Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình nhanh chóng xây dựng hệ thống xử lý nước thải của nhà máy; nghiêm cấm triệt để, không để công ty này tiếp tục xả thải gây ô nhiễm môi trường sông Bưởi; đồng thời phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với hành động xả thải vừa qua”.
Trước tình hình trên Chi cục Bảo vệ Môi trường Thanh Hóa đề nghị UBND huyện Thạch Thành thống kê thiệt hại, báo cáo với các cơ quan chức năng xử lý.
Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình nhận lỗi đã xả thải ra sông Bưởi.
Và UBND tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ gửi công văn đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh này nhanh chóng kiểm tra, làm rõ hành vi xả thải của Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình, đồng thời xem xét, có phương án đền bù thiệt hại cho người dân.
Đến ngày 6/5, do nguồn gây ô nhiễm môi trường từ thượng nguồn chảy về khiến nguồn nước ở hạ lưu sông Bưởi ô nhiễm khiến cá trên sông đoạn chạy qua các xã như: Thạch Quảng, Thạch Cẩm và Thành Mỹ (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) tiếp tục chết hàng loạt.
Nguồn nước ô nhiễm đang tiếp tục di chuyển về phía hạ lưu
Ông Trương Văn Hiền, Chủ tịch UBND xã Thành Mỹ, huyện Thạch Thành cho biết: “Hiện cá nuôi trong lồng bè của 7/8 hộ dân trong xã đang bị chết, có hộ bị chết từ 200-300kg, khiến người dân hết sức lo lắng. Chúng tôi đã báo cáo lên UBND huyện, đồng thời khuyến cáo người dân không nên ăn cá chết và dùng nguồn nước sông Bưởi khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng”.
Tính đến chiều 6/5, các hộ nuôi cá lồng trên sông Bưởi đã có báo cáo bước đầu về tình trạng cá nuôi bị chết. Theo đó, có khoảng gần 7 tấn cá tại các lồng bè của người dân các xã: Thạch Lâm, Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thành Mỹ (huyệnThạch Thành) đã bị chết.
Người dân ra sông vớt cá chết
Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa cũng đã phối hợp với ngành chức năng huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình tiến hành lấy mẫu nước và xác minh ban đầu nguồn nước có màu đen, bốc mùi hôi thối là do nước thải chưa qua xử lý của nhà máy mía đường Hòa Bình, đặt tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn xả trực tiếp ra sông Bưởi.
Các ngành chức năng của hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình và chính quyền các địa phương giáp ranh đã tiến hành lập biên bản và đưa mẫu nước đi xét nghiệm làm rõ nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Cảnh báo bệnh tay chân miệng bùng phát mùa hè: cha mẹ cần biết gì?
Tay chân miệng – cơn ác mộng mùa hè của bé yêu nhà bạn? Đừng chủ quan! Bệnh có thể biến chứng nguy hiểm chỉ trong tích tắc. Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách...
5 tháng trước
Tin nên đọc