THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:59

Khi là thẩm phán luật khác lạ với khi làm luật sư

 

Phiên tòa phúc thẩm đã y án đối với bị cáo Võ Văn Minh 7 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản. Đây là tình huống mà nhiều chuyên gia pháp lý dự đoán trước. Tuy nhiên ở phiên tòa này, điều khiến nhiều người thắc mắc là nội dung bào chữa cho bị cáo Minh của luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao).

Ngày 8/9, Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP.Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử phúc thẩm, xét kháng cáo của bị cáo Võ Văn Minh. Sau khi kết thúc phần xét hỏi, đại diện Viện KSND cấp cao giữ quyền công tố tại phiên tòa, đề nghị HĐXX phúc thẩm bác kháng cáo kêu oan của bị cáo Võ Văn Minh, tuyên y án sơ thẩm. Đại diện Viện KSND cho rằng, hành vi của bị cáo là vi phạm pháp luật và bản án của TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên đúng người, đúng tội.

Đại diện viện KSND cho rằng, trong đơn kháng cáo, bị cáo Minh xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng tại tòa lại thay đổi kháng cáo thành kêu oan. Nếu bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt thì có thể áp dụng Bộ luật Hình sự mới để đề nghị giảm nhẹ, nhưng do bị cáo kêu oan thì đề nghị HĐXX y án sơ thẩm.

Võ Văn Minh tại tòa.

Tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư Phạm Công Hùng, với tư cách là người bào chữa cho bị cáo Võ Văn Minh đã đưa ra bài phản biện bào chữa cho bị cáo dài 12 trang A4. Tuy nhiên, những luận cứ, quan điểm của vị luật sư ở bài bào chữa này đã hoàn toàn bác bỏ những ý kiến mà ông từng phát biểu trước báo giới khi còn làm thẩm phán ở TAND Tối cao. Nhiều người đi từ “ngỡ ngàng” đến khó hiểu trước sự “tiền hậu bất nhất” của ông Phạm Công Hùng.

Cụ thể, trên báo Pháp Luật TP. HCM ngày 3/2/2016, Thẩm phán Phạm Công Hùng (TAND Tối cao tại TP.Hồ Chí Minh) khẳng định, hành vi của anh Minh có dấu hiệu của tội Cưỡng đoạt tài sản. Anh Minh đã có hành vi vi phạm thuộc trường hợp dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần buộc người bị hại phải giao tiền. Cụ thể là đã thông báo với công ty Tân Hiệp Phát là nếu không dùng tiền để mua sự im lặng thì anh sẽ tung tin cho báo chí và tìm mọi cách truyền tin cho xã hội biết.

Ông Hùng cho rằng, hành vi này rất nguy hiểm cho xã hội. Bởi nó có thể giết chết một doanh nghiệp, gây tâm lý hoang mang, bất ổn cho người tiêu dùng, gây điểm nóng trong xã hội… Không nên coi đây là một kiểu thỏa thuận dân sự giữa hai bên vì rõ ràng có sự bất tương xứng giữa nội dung giao dịch và mục đích giao dịch.

Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm ngày 8/9, luật sư Hùng lại giải thích một cách gượng ép rằng: “Trước kia, mới nghe qua sự việc trên phương tiện thông tin đại chúng và mô tả trong cáo trạng, tôi lầm tưởng việc anh Minh “yêu cầu công ty Tân Hiệp Phát giao số tiền 1.000.000.000 đồng, sau đó giảm xuống yêu cầu công ty Tân Hiệp Phát giao 500.000 triệu đồng để đổi lấy chai nước Number 1 có con ruồi bên trong và sự im lặng của Minh” là có dấu hiệu của tội Cưỡng đoạt tài sản. Tuy nhiên, sau khi khảo sát toàn bộ hồ sơ vụ án và kết quả thẩm tra các chứng cứ tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, tôi nhận thấy sự việc không giống như sự lầm tưởng của tôi…”.

Nguyên thẩm phán, luật sư Phạm Công Hùng là người làm luật, am hiểu pháp luật. Và chắc hẳn, luật sư cũng biết rằng, một lời nói của mình sẽ có tác động đến tâm lý, cách nhìn của dư luận xã hội như thế nào về một vụ việc. Vì vậy thực sự khó hiểu khi ông có thể phát biểu ý kiến mà chỉ mới “nghe qua sự việc” như lời ông nói. Vậy lần này trước tòa, ông lại có lầm tưởng nữa thì sao? Hay ông Hùng có mục đích gì khác?

Cũng trong phát biểu trên báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh ngày 3/2, ông Hùng cho rằng, phòng, chống tội phạm là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức. Phía công ty Tân Hiệp Phát báo công an bắt anh Minh khi bị anh yêu cầu đưa tiền là một hành động đúng. Nó góp phần tạo ra một xã hội lành mạnh, có sức đề kháng cao, không im lặng trước những việc làm trái pháp luật… Xét về mặt tình cảm, nhãn hiệu nước giải khát trên là sản phẩm anh Minh đang kinh doanh (bán lẻ) kiếm lời. Nói cách khác anh đang hưởng lợi từ sản phẩm đó nên về góc độ nào đó anh Minh phải bảo vệ uy tín của doanh nghiệp. Việc yêu cầu doanh nghiệp đưa tiền như trên không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm về đạo đức...

Còn tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư Phạm Công Hùng khẳng định: “Về cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản, bị cáo phải có một trong hai hành vi khách quan là “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực” hoặc “có thủ đoạn, hành vi khác” thì mới cấu thành tội phạm. Đằng này, sau khi nhận thông tin từ anh Minh, Tân Hiệp Phát đã nhiều lần chủ động gặp gỡ anh Minh để trao đổi. Trong vụ án này, chính Tân Hiệp Phát dẫn dắt anh Minh vào con đường phạm tội”.

Vậy trước đây ông Hùng khi còn là Thẩm phán khẳng định “Phía công ty Tân Hiệp Phát báo công an bắt anh Minh khi bị anh yêu cầu đưa tiền là một hành động đúng. Nó góp phần tạo ra một xã hội lành mạnh, có sức đề kháng cao, không im lặng trước những việc làm trái pháp luật…” và bây giờ lại cho rằng  “Trong vụ án này, chính Tân Hiệp Phát dẫn dắt anh Minh vào con đường phạm tội”. Việc đúng sai của những luận điểm luật sư Hùng đưa ra đã được Tòa kết luận qua kết quả tuyên án, nhưng nhiều người đặt câu hỏi, lời nói nào của luật sư này là đáng tin cậy?

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh