THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:53

VTV Đặc biệt - Sống và kể lại: Từ nỗi ám ảnh chiến tranh tới sự trân quý hạnh phúc hòa bình

 

 

"Nếu chia Thành cổ thành những ô với kích thước 1m*2m đủ để chôn một người, thì phải cần gấp nhiều lần diện tích Thành cổ mới đủ chỗ yên nghỉ cho những người nằm lại tại đây sau 81 ngày đêm" - đây chính là những dòng mở đầu của bộ phim tài liệu Sống và kể lại lên sóng VTV Đặc biệt tháng 7. Chỉ với vài từ ngữ đơn giản nhưng câu nói này đã phần nào khắc họa được sự ác liệt của cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, một trong những trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.

 

Hình ảnh một lớp học tại Thành cổ Quảng Trị

 

Nằm gần quốc lộ 1 thông suốt vào Nam, vị trí của Quảng Trị có sức nặng về chính trị và quân sự đối với hai miền Nam – Bắc thời ấy. Để nắm được thế chủ động trên bàn đàm phán Paris, quân giải phóng Việt Nam đã mở cuộc tiến công giải phóng Quảng Trị vào ngày 30/3/1972. Đến cuối tháng 4, Quảng Trị nhanh chóng thuộc quyền kiểm soát của quân giải phóng. Tin tức này đã gây ảnh hưởng tới chính quyền Việt Nam Cộng hòa của Nguyễn Văn Thiệu.

Ngày 25/5/1972, Nguyễn Văn Thiệu đáp máy bay xuống Thừa Thiên Huế - trụ sở chỉ huy đầu não vùng chiến lược I - nhằm đốc thúc lại tinh thần chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời, trả lời báo chí lúc đó, Nguyễn Văn Thiệu đã khẳng định chiến lược tái chiếm Quảng Trị. Cuộc chiến khốc liệt tại Thành cổ cũng chính thức bắt đầu chỉ sau đó một thời gian rất ngắn. Chỉ với thời lượng 50 phút, bộ phim Sống và kể lại đã đưa khán giả trở về với những ngày tháng ác liệt nhất trong cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ của các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam.

 

Hình ảnh nhật ký chiến trường của một chiến sĩ có mặt tại Thành cổ Quảng Trị trong những ngày chiến đấu ác liệt nhất

 

Chỉ diễn ra trong 81 ngày đêm nhưng sự khốc liệt của cuộc chiến ở Quảng Trị lại khiến bất cứ ai từng có mặt tại đây khó có thể quên được. Chia sẻ trong bộ phim Sống và kể lại, những nhân chứng lịch sử từ cả hai bên chiến tuyến đều dùng chung một từ để nói về cuộc chiến này: Đó là khủng khiếp. Cho dù họ dấn thân vào cuộc chiến ở bất kể thời điểm nào, trong vị trí nào thì hoài niệm về cuộc chiến đối với mỗi cựu binh đều có diện mạo khá giống nhau, đó là tiếng bom nổ chát chúa cả ngày lẫn đêm, là cái chết luôn trực chờ mỗi giây mỗi phút.

Mặc dù trong Sống và kể lại, khán giả dễ dàng nhận ra dấu ấn chiến tranh đã trở thành nỗi ám ảnh sâu sắc đối với mỗi cựu binh có mặt tại cuộc chiến ở Thành cổ Quảng Trị, song không chỉ dừng ở đó, hơn cả những nỗi bi thương, khán giả theo dõi bộ phim còn cảm thấu thêm một thông điệp quan trọng khác. Đó là sự trân trọng đối với cuộc sống hòa bình mà mình đang có, giống như những nhân vật trong bộ phim đã khẳng định - "Chúng ta là những người may mắn vì qua cuộc chiến ác liệt mà vẫn còn sống. Nhưng tốt nhất vẫn là làm sao để không xảy ra chiến tranh. Chiến tranh rất tàn nhẫn, đất nước không có chiến tranh là hạnh phúc, cực hạnh phúc".

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh