THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:03

Vườn Quốc gia Chư Mom Ray chú trọng bảo vệ và phát triển rừng

 

Kiểu rừng lùn (Elfin forest) trên dông dãy Chư Mom Ray

 

Vườn Quốc gia Chư Mom Ray nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc trưng của vùng khí hậu Bắc Tây nguyên. Các năm gần đây do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, do đó thời tiết có sự biến đổi bất thường, mùa khô hạn kéo dài hơn bình thường, mùa mưa lượng mưa ít hơn. Hàng tháng các trạm địa bàn thường xuyên phối hợp với UBND các xã, các đồn biên phòng, tổ chức 110 cuộc tuyên truyền trong cộng đồng với 2.843 lượt người dân tham gia.

Nội dung tuyên truyền tập trung nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng. Tổ chức 1.688 đợt tuần tra, kiểm tra trong rừng, với 4.006 lượt người tham gia, thu gỡ 2.900 dây bẫy thú các loại, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép và các hành khác xâm hại đến tài nguyên rừng.

 

Phong cảnh thiên nhiên rừng chư Mom Ray

 

Kiểm lâm địa bàn hai huyện thực hiện việc kiểm tra, ngăn chặn vi phạm; ký quy chế phối hợp giữa vườn quốc gia với UBND các xã vùng đệm, các đồn biên phòng trong công tác bảo vệ rừng và xử lý vi phạm theo Nghị định 133/2015/NĐ-CP, ngày 28/12/2015 nhằm ngày càng phối hợp chặt chẽ hơn với các xã trong công tác bảo vệ rừng, xử lý vi phạm. Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho 20 cộng đồng vùng đệm các xã Rờ kơi, sa nhơn, sa sơn, mo ray, bờ y, sa loong, đắc kan (=565 hộ) = 16.391 ha (trong đó dịch vụ môi trường rừng là 3.391 ha; theo NĐ 75 là 13.000 ha) để thu hút sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động tuần tra, kiểm tra rừng ngăn chặn vi phạm.

Năm 2016 thực hiện tiếp nhận, cứu hộ và thả về tự nhiên 44 cá thể; năm 2017 tiếp nhận, cứu hộ  15 cá thể  động vật hoang dã (vượn, khỉ, trăn, cầy hương, rùa,....); sưu tập bảo tồn chuyển vị 90 loài với hơn 1.000 giá thể lan rừng; thực hiện giám sát loài thú móng guốc (bò tót), loài linh trưởng (Vượn má hung) đề xây dựng giải pháp bảo vệ và phục vụ công tác nghiên cứu, trồng mới 100 ha (loài cây sao đen, muồng); chăm sóc 124 ha rừng trồng năm 2013. 2014 (đến nay tổng diện tích rừng trồng là 224 ha, loài cây trồng là sao đen, dầu, muồng đen); trồng bảo tồn nguồn gen cây quí hiếm (trắc) 03 ha; trồng di thực 900 cây quí hiếm (trắc); nuôi dưỡng rừng 28 ha.

 

Rừng thứ sinh phục hồi tại Bar Gok

 

Tổng số công chức, viên chức và người lao động đến thời điểm hiện nay là 105 người, trong đó lực lượng của Hạt kiểm lâm vườn quốc gia là 71 người, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ 56.249 ha vùng lõi, ngoài ra lực lượng Kiểm lâm còn thường xuyên phối hợp với chính quyền các xã vùng đệm để triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng trên vùng đệm. Thực hiện chủ trương, luật pháp về quản lý bảo vệ rừng của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua Vườn quốc gia luôn xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Hàng năm được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh Kon tum, sự phối hợp chỉ đạo của UBND huyện Ngọc Hồi, huyện Sa Thầy và các ngành chức năng trên địa bàn hai huyện. Vườn quốc gia Chư Mom Ray xây dựng nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, xây dựng những biện pháp tích cực, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tiến hành khảo sát xây dựng phương án khả thi cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Lực lượng Kiểm lâm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng của đơn vị còn thiếu quá nhiều so với quy định của Nhà nước (43/112 biên chế), do đó công việc quá tải, bên cạnh đó địa bàn quản lý rộng, giao thông đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ công việc còn thiếu, đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác của đơn vị trong thời gian qua. Các chế độ tiền lương, phụ cấp đối với lực lượng bảo vệ rừng còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ rừng.

Tài nguyên rừng vườn quốc gia còn nhiều loài động, thực vật quý hiếm, trong khi đó sức ép vào rừng ngày càng gia tăng, giá cả thị trường của các loài động, thực vật ngày càng cao, nhu cầu đất sản xuất của nhân dân ngày càng lớn, do đó một bộ phận nhân dân bất chấp pháp luật để xâm hại vào rừng. Các hành vi coi thường pháp luật, chống đối, hù doạ lực lượng bảo vệ rừng của các đối tượng vi phạm ngày càng tăng đã làm ảnh hưởng đến tâm lý công tác của lực lượng kiểm lâm trong thời gian qua.

 

Rừng thứ sinh phục hồi tại Săng Lẻ Ja Book

 

Một số ít chính quyền cấp xã chưa thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm của cấp xã trong quản lý bảo vệ rừng và quản lý đất lâm nghiệp, nhất là còn nể nang ngại va chạm, không cương quyết xử lý khi có hành vi vi phạm trên địa bàn các xã, do đó tính răn đe, giáo dục đối tượng vi phạm chưa cao.

Được sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh Kon Tum về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum, phối hợp chỉ đạo của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân hai huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi, phối hợp chặt chẽ của chính quyền các xã, thị trấn, các đơn vị chức năng trên địa bàn hai huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi các đồn biên phòng 701, 705 và 707. Trong những năm qua Vườn quốc gia Chư Mom Ray đã đạt kết quả tốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng  cũng như công tác phòng cháy chữa cháy rừng góp phần hoàn thành tốt công tác được giao.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh