THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:19

Dân bức xúc vì Đầm Vạc đang bị… “xẻ thịt” làm dự án

Đầm sinh thái bị “băm nát”

Ông Nguyễn Văn Học, người dân ở tổ dân phố Lý Bôn, phường Đống Đa (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cho biết, hình ảnh xinh đẹp, thơ mộng của Đầm Vạc ngày xưa giờ đây chỉ còn đọng lại trong tâm trí, ký ức của người Vĩnh Yên. "Tình trạng xâm lấn đầm làm hàng quán, nhà nghỉ, nhà ở, nuôi trồng thủy sản... với diện tích rộng hàng chục ha trước đó bị dân phản đối chỉ là chuyện nhỏ… Giờ đây doanh nghiệp tiến hành san ủi, bồi lấp để chia lô bán nền mới là chuyện đáng lo ngại” - ông Học lo ngại.

Đầm Vạc có mặt nước lúc nước dâng cao nhất gần 500 ha nhưng trước sự xâm lấn của các dựa án lớn, hiện nay diện tích đang bị thu nhỏ.

Ông Phùng Văn Quang người dân ở phường Tích Sơn, TP. Vinh Yên cho biết: Đầm Vạc từng được người dân Vĩnh Yên chúng tôi ví như nơi hội tụ của cái đẹp và thơ mộng. Đây là một đầm thiên nhiên có từ lâu đời, vị trí chủ yếu nằm tại địa phận TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đầm cung cấp nguồn nước sinh hoạt, nước tưới cho cây trồng của hàng chục hộ dân khu đô thị Vĩnh Yên và vùng lân cận. Đầm này nhiều tôm cá cung cấp nguồn thực phẩm đáng kể cho dân cư khu vực lân cận và là nơi kiếm sống của cả trăm hộ dân sống bằng nghề chài lưới.

“Những năm gần đây ngày càng nhiều doanh nghiệp vào đầu tư, san lấp đất, phân lô bán nền, xây dựng biệt thự kinh doanh… khiến cảnh quan bị phá vỡ, người dân vô cùng bức xúc” - ông Quang cho biết. thêm.

 

Đầm Vạc có mặt nước lúc nước dâng cao nhất gần 500 ha (lúc chưa bị xâm lấn), chu vi xấp xỉ 14 km, đầm có đáy sâu nhất là 4,5 mét, có 23 nhánh chạy lan toả ra nhiều phố.


Được biết, Đầm Vạc có mặt nước lúc nước dâng cao nhất gần 500 ha (lúc chưa bị xâm lấn), chu vi xấp xỉ 14 km, đầm có đáy sâu nhất là 4,5 mét, có 23 nhánh chạy lan toả ra nhiều phố, phường trong thành phố như con bạch tuộc. Đầm Vạc có vai trò điều tiết khu vực tiểu khí hậu, có cảnh quan và là điểm du lịch hấp dẫn.

Sở VH-TT&DL và các cơ quan chức năng khác của tỉnh Vĩnh Phúc khi giới thiệu về du lịch Đầm Vạc, cho rằng: Đây là một thắng cảnh nổi tiếng, điểm vui chơi giái trí lý tưởng cho mọi người. Đến với Đầm Vạc, mọi người sẽ được ngắm bức tranh thuỷ mặc sống động của tạo hoá, của thiên nhiên. Người tham quan có thể được du thuyền, câu cá, thưởng ngoạn gió mát từ đầm và đắm mình trong làn nước trong mát của đầm này...

Theo các cụ cao niên ở phường Đống Đa, TP Vĩnh Yên cho biết: Từ những năm 2007 tình trạng xâm lấn đã xảy ra. Trước sự xâm phạm nghiêm trọng cảnh quan, sinh thái của hồ, người dân bức xúc lên tiếng phản đối nhưng UBND tỉnh vẫn cho nhiều doanh nghiệp vào để thực hiện dự án.

 

Người dân bức xúc, Dự án "khổng lồ" của Cty CP xây dựng và Phát triển hạ tầng Tây Hồ đang dần thay đổi cảnh quan môi trường sinh thái Đầm Vạc.


Sở Tài Nguyên - Môi trường Vĩnh Phúc cho biết: Xung quanh Đầm Vạc hiện nay đã giao cho một số dự án lớn, điển hình như: Khách sạn Sông Hồng Thủ Đô, Sân gôn Đầm Vạc và Khu đô thị Mậu Lâm, Cty CP xây dựng và Phát triển hạ tầng Tây Hồ... Trong số các Dự án vừa nêu, có một số dự án trước đây được giao đất vùng bán ngập và họ đã nới rộng, đắp cao thêm, lấn ra vùng lòng đầm. Việc làm sai trái này của một số chủ Dự án diễn ra nhanh chóng và dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của các sở ngành chức năng tỉnh...

 

Quanh Đầm Vạc, doanh nghiệp đầu tư chia lô bán nền, biệt thự mọc lên san sát.


Khi tìm hiểu sâu hơn việc lấn chiếm Đầm Vạc, nhiều người dân các phường Ngô Quyền, Đống Đa, Tích Sơn... của TP. Vĩnh Yên cho rằng, việc lấn chiếm lòng đầm đã diễn ra khá phổ biến từ nhiều năm qua, bên cạnh các các dự án lớn thì việc lấn chiếm còn có rất nhiều hộ gia đình khác tham gia.

Khuất tất khi điều chỉnh quy hoạch giao đầm cho doanh nghiệp?

Theo tài liệu người dân cung cấp và tìm hiểu của PV, Khu du lịch dịch vụ và vui chơi giải trí Đầm Vạc tại phường Tích Sơn, TP. Vĩnh Yên,Vĩnh Phúc do Công ty CP xây dựng và phát triển hạ tầng Tây Hồ làm chủ đầu tư được phê duyệt từ năm 2006. Đầu tiên là vào năm  2010, UBND tỉnh này đã điều chỉnh quy hoạch 2,6ha đất của dự án từ chức năng là khu khách sạn, vui chơi, giải trí và thể dục thể thao… sang làm đất biệt thự nhà vườn để công ty phân lô bán kiếm lời. Việc điều chỉnh này không lấy ý kiến của người dân đã bỏ tiền mua nhà sống trong dự án.

Theo đơn người dân phản ánh, UBND tỉnh đã “giúp” công ty này điều chỉnh dự án thêm 02 lần nữa. Do đã mất đi phần dịch vụ và vui chơi giải trí nên dự án biến thành Khu dịch vụ và nhà ở sinh thái Đầm Vạc.


 

Tuy nhiên, chưa thỏa mãn, vì còn một phần hồ sinh thái, cảnh quan trong dự án nên gần đây, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc lại tiếp tục ký Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 27/6/2014 “V/v Phê duyệt điều chỉnh QHCTXD tỷ lệ 1/500 Khu đất dịch vụ và nhà ở sinh thái Đầm Vạc”, biến gần 1,2ha hồ cảnh quan thành đất ở. Đáng nói là hồ cảnh quan này đã được hoàn thiện, có tường bao quanh, cây xanh, đường dạo trước khi xây thô phần khung nhà biệt thự để làm “mồi nhử” tăng giá trị căn hộ khi các hộ dân đến đây mua nhà đất.

Do ảnh hưởng môi trường sống, hàng chục hộ dân đã làm đơn chỉ ra những sai phạm trong quá trình điều chỉnh dự án nói trên của Chủ tịch UBND tỉnh. Ngày 04/7/2014, Chủ tịch UBND tỉnh có công văn số 3728/UBND-NC1 “V/v điều chỉnh QHCT 1/500 Khu dịch vụ nhà ở sinh thái Đầm Vạc tại phường Tích Sơn”, yêu cầu: Chủ đầu tư dự án phải có thỏa thuận với các hộ dân trong khu vực dự án để được đồng thuận với việc điều chỉnh quy hoạch (có biên bản thỏa thuận cụ thể).

Trên cơ sở biên bản thỏa thuận của các hộ dân, giao Sở Tài nguyên - Môi trường để xuất UBND tỉnh việc chuyển mục đích sử dụng đất và giao Sở Tài chính tính toán lại tiền sử dụng đất tại khu vực điều chỉnh quy hoạch lần này, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định làm cơ sở cho Chủ đầu tư điều chỉnh dự án theo quy định để tiếp tục triển khai dự án theo quy hoạch chi tiết.

 

 

Ở phường Đống Đa, TP Vĩnh Yên có thêm nhiều dự án nhà nghỉ, khách sạn... cũng tranh thủ lấn đất hồ để xây dựng.


Trước đó, tại buổi họp ngày 14/8/2014, tất cả các hộ dân đều không đồng ý với việc lấp hồ cảnh quan trước nhà họ để biến thành những căn hộ cho công ty bán. Người dân cũng đã có đơn đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc hủy bỏ quyết định cho công ty lấp hồ nói trên.

Đồng thời, người dân kiến nghị, thành lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra toàn bộ quá trình thực hiện dự án của Cty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng Tây Hồ, thanh tra việc đổ đất lấn chiếm trái phép Đầm Vạc và xây dựng các công trình trái phép trên đất lấn chiếm, thanh tra việc triển khai tiến độ dự án. Nếu Cty này không đủ năng lực thực hiện thì đề nghị giao dự án cho đơn vị khác thực hiện, tránh làm biến dạng dự án sinh thái thành khu nhà ở đơn thuần.

Trong lúc đang chờ các cơ quan chức năng thanh kiểm tra, bất chấp phản ứng của dư luận xã hội những phần diện tích mặt nước Đầm Vạc vẫn tiếp tục bị san lấp, nhường sân cho những dự án xây dựng…

THANH NGỌC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh