THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:47

Việt Nam là nước có dự án quy mô lớn nhất của JICA

 

Quang cảnh họp báo

 

Trong năm tài khóa 2017 số vốn cam kết tài trợ cho Việt Nam sẽ không thay đổi nhiều so với năm tài khóa 2016 và Việt Nam vẫn là một trong những nước có các dự án quy mô lớn nhất của JICA..
So với các nước khác cũng được JICA hỗ trợ, các dự án tại Việt Nam được đánh giá nhìn chung tốt. Tỷ lệ thực hiện khá cao, nhưng thủ tục còn chậm.
Theo ông Fujita Yasuo, trong năm tài khóa 2016, Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam vốn ODA là 187,1 tỷ Yên ( tổng số khoản vay đã cam kết); khoản vay thực tế là 175,6 tỷ Yên.
trong năm tài khóa 2017, JICA sẽ tiếp tục tập trung hỗ trợ vào 3 trụ cột chính: “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế”, “Tăng cường quản trị nhà nước” và “Hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương”.
CỤ thể, JICA vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các dự án cơ sở hạ tầng (đường cao tốc Bắc - Nam, cảng nước sâu Lạch Huyện), hỗ trợ phát triển ngành ôtô, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nâng cao giá trị nông lâm thủy sản và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, cơ quan này cũng sẽ có các dự án giúp chống biến đổi khí hậu và cải thiện môi trường đô thị tại Việt Nam.
Riêng với dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến 1 và tuyến 2 đang tạm dừng, đại diện JICA cho biết muốn sớm tái khởi động. Cơ quan này sẽ tiếp tục thảo luận với Chính phủ Việt Nam để lên kế hoạch đấu thầu trong năm nay.
Ví dụ dự án đường sắt đô thị Hà Nội hiện chỉ cần xem xét lại nội dung tổng mức đầu tư dự án mà mất tới 4 năm.

Việc giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án; việc gửi yêu cầu từ phía VN vào cuối tháng 8 hàng năm để JICA xem xét đề xuất nhưng cũng bị chậm, thậm chí trở thành lệ thường...

"Chúng tôi tôn trọng các quy định của chính phủ VN nhưng hy vọng vấn đề gì có thể quyết định nhanh thì làm nhanh, đơn giản hóa các thủ tục để tạo điều kiện cho các dự án được triển khai nhanh chóng và hiệu quả", ông nói.

Trong bài phát biểu của mình, ôngFujita Yasuo cũng bày tỏ, năm 2017 là năm Việt Nam triển khai thực hiện các chính sách và chương trình hành động cụ thể dựa theo “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 5 năm (2016-2020)” (SEDP 2016-2020). 

"Thông điệp của các nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của một mô hình tăng trưởng kinh tế mới, siết chặt kỷ cương tài chính và quản lý nợ công, cải cách cơ chế, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ môi trường và các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu. Trên cơ sở định hướng của Chính phủ Nhật Bản, JICA sẽ tích cực thảo luận với Chính phủ Việt Nam về các vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam và xem xét mức độ ưu tiên giải quyết các vấn đề này",ông nói.

Cùng với đó, ông Fujita Yasuo khẳng định, từ năm nay trở đi, Chính phủ Việt Nam thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc chủ trương hạn chế các khoản vay nợ công. Điều này sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến các dự án vốn vay ODA.

 

Báo chí phỏng vấn ông Fujita Yasuo, Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam

"JICA tôn trọng chủ trương của Chính phủ Việt Nam, JICA vẫn tiếp tục đối thoại với Chính phủ Việt Nam để giúp Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc sử dụng hiệu quả và cân bằng các khoản vốn đầu tư phát triền, trong đó có nguồn vốn vay ODA Nhật Bản, để tạo đà phát triển cho tương lai thì việc đầu tư công, xây dựng hạ tầng cơ sở là hết sức cần thiết", ông Fujita Yasuo nhấn mjanh.

Vào tháng 4 năm 2017, JICA bắt đầu thực hiện xây dựng “Mục tiêu trung hạn”, “Kế hoạch trung hạn” (từ năm 2017  đến năm 2021). Trong đó, Việt Nam là quốc gia có nhiều các dự án quy mô lớn nhất của JICA. Để hiện thực hóa được các mục tiêu cũng như kế hoạch trung hạn trên, JICA sẽ tiến hành tập trung triển khai các dự án tại Việt Nam.

Ngoài ra, “Chiến lược hỗ trợ đối với từng quốc gia của JICA” đối với Việt Nam dự kiến cũng sẽ thay đổi trong năm nay. Về cơ bản, cơ cấu 3 trụ cột chính của JICA là không thay đổi, trong đó các nội dung thực hiện sẽ được xem xét điều chỉnh dần tùy thuộc vào các chính sách của Chính phủ Nhật Bản, nhu cầu của Chính phủ Việt Nam cũng như các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

 

 

NGUYỄN THANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh