Việt Nam có quan hệ thương mại với 200 quốc gia
- Huyệt vị
- 13:23 - 30/03/2017
Lần đầu tiên công bố báo cáo xuất nhập khẩu
Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 175,9 tỉ đô la Mỹ, tăng 8,6% so với năm 2015. Cả nước có 25 mặt hàng có kinh ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ đô la Mỹ, cao hơn con số 23 mặt hàng của năm 2015.
Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 22 tỉ đô la Mỹ, tăng 28,4%; sang Hàn Quốc đạt 11,4 tỉ đô la Mỹ, tăng 28%; sang Nhật Bản đạt 14,7 tỉ đô la Mỹ, tăng 3,9%; sang Ấn Độ đạt 2,7 tỉ đô la Mỹ, tăng 8,7%.
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ tăng cao nhất, tăng 13,2%, tiếp đến là thị trường châu Âu tăng 11,3%. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Á ước đạt 85,2 tỷ USD, tăng 6,9%.
Trong khi xuất khẩu sang thị trường châu Phi và châu Đại Dương có sụt giảm, cụ thể: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Đại Dương ước đạt 3,23 tỷ USD, giảm 0,1%; sang thị trường châu Phi ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2015.
Như vậy, thị trường Hoa Kỳ vẫn tiếp tục dẫn đầu với 38,1 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2015. Tiếp đến là thị trường EU đạt 34 tỷ USD, tăng 10%; Trung Quốc đạt 21,8 tỷ USD, tăng 27,4%; Nhật Bản đạt 14,6 tỷ USD, tăng 3,4%; Hàn Quốc đạt 11,5 tỷ USD, tăng 29%; riêng xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 17,4 tỷ USD, giảm 4,7%.
Một điểm sáng khác trong bức tranh xuất nhập khẩu được ông Khánh nêu ra là cơ cấu xuất khẩu đã có sự thay đổi, trong đó mặt hàng công nghiệp chế biến tăng 8-9%, cơ cấu hàng xuất khẩu đang dịch chuyển tích cực, từ chỗ xuất khẩu thô là chính chuyển sang chế biến nhiều mặt hàng có giá trị gia tăng cao.
Bổ sung thêm thông tin, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, từ năm 2013 đến nay, xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao. Con số 9% của năm 2016 có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh các nước trong khu vực có mức tăng trưởng thấp hoặc tăng trưởng âm như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore.
Kết quả này có được là nhờ vào việc tham gia kí kết các hiệp định thương mại tự do (FTA). Ông Hải thông tin, tính đến cuối năm 2016, Việt Nam đã kí và thực hiện 10 hiệp định song phương và đa phương.
Tổng kim ngạch xuất khẩu sử dụng các loại C/O ưu đãi năm 2016 đạt 26,6 tỉ USD, chiếm 36,2% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường kí FTA.
Kim ngạch sử dụng C/O ưu đãi khá ổn định, từ C/O mẫu EAV đối với hàng xuất khẩu sang các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á Âu khi FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu mới có hiệu lực từ tháng 10/2016.
Kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm gối đầu giường của các Hiệp hội, doanh nghiệp
Ngoài ra báo cáo cũng điểm lại các vấn đề liên quan đến quản lý ngoại thương của Bộ Công Thương như xây dựng cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu; các chương trình xúc tiến thương mại; các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho sản xuất, xuất khẩu; thuận lợi hoá thương mại và phòng vệ thương mại.
“Bộ Công Thương mong muốn, khoảng 5 kỳ phát hành, đây sẽ trở thành sản phẩm gối đầu giường của các Hiệp hội, DN, các nhà làm chính sách về XNK” - Thứ trưởng Khánh kỳ vọng.