Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp thứ nhất trong các trường đại học Việt Nam với vị trí 124, tăng 15 bậc so với năm trước.
Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh (thứ 2), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ở vị trí thứ 3, kế đến là Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng và Đại học Huế.
Năm nay, Trường Bách khoa Hà Nội có mức tăng hạng ấn tượng, xếp vị trí 261-270, vươn lên 30 bậc so với năm trước đó.
So với năm 2018, Việt Nam có 2 trường được tăng hạng rõ rệt. Cụ thể, ĐH Quốc gia Hà Nội giữ ngôi vị trường số 1 của Việt Nam và tăng 15 bậc so với năm ngoái. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vươn lên 30 bậc.
Theo Thanh Niên, bảng xếp hạng QS Asia 2019 dựa trên 11 tiêu chí, gồm: đánh giá của các nhà tuyển dụng, của các nhà khoa học, tỷ lệ giảng viên trên sinh viên, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, số bài báo và trích dẫn theo cơ sở dữ liệu của Scopus, giảng viên và sinh viên quốc tế, trao đổi sinh viên Việt Nam và quốc tế, mạng lưới nghiên cứu quốc tế... Trong đó, tiêu chí về mạng lưới nghiên cứu quốc tế lần đầu được QS đưa vào.
Năm 2018, Việt Nam có 5 ĐH có tên trong bảng xếp hạng này. Trong đó, ĐH Quốc gia Hà Nội giữ ổn định ở vị trí 139, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tăng hạng và được xếp vào nhóm 291-300. ĐH Quốc gia TP.HCM dù đứng sau ĐH Quốc gia Hà Nội nhưng tăng liền 5 bậc từ 147 xuống 142.
Ngược lại với xu hướng tăng hạng và ổn định của 3 đơn vị trên, ĐH Huế và Trường ĐH Cần Thơ bị tụt hạng. Cụ thể, ĐH Huế rớt từ nhóm 301-350 năm ngoái xuống nhóm 352-400 năm nay. Trường ĐH Cần Thơ từ 251-300 xuống còn 301-350.