THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 07:53

Hơn 12.000 tỷ đồng hỗ trợ người khó khăn vì dịch COVID-19 tại TP.HCM

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Lâm cho biết, số lượng lao động quay trở lại TP.HCM làm việc là 37.949 người, trong đó Tây Nam Bộ: 14.745 người, Tây Nguyên: 478 người và ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ: 22.726 người.

Tính đến ngày 22/11/2021, TP.HCM đã hỗ trợ theo Nghị quyết số 68 /2021 của Chính phủ, Nghị quyết 09/2021 và Nghị quyết 97/2021 của HĐND TP cho 8.812.726 lượt người với tổng số tiền hơn 12.000 tỷ đồng.

Riêng hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP của Chính phủ, TP đã giải quyết cho 45.594 doanh nghiệp với 1.613.438 lao động và tổng số tiền hơn 3.900 tỷ đồng.

Tính đến ngày 22/11/2021, TP.HCM đã hỗ trợ theo Nghị quyết số 68 /2021 của Chính phủ, Nghị quyết 09/2021 và Nghị quyết 97/2021 của HĐND TP cho 8.812.726 lượt người với tổng số tiền hơn 12.000 tỷ đồng.

Tính đến ngày 22/11/2021, TP.HCM đã hỗ trợ theo Nghị quyết số 68 /2021 của Chính phủ, Nghị quyết 09/2021 và Nghị quyết 97/2021 của HĐND TP cho 8.812.726 lượt người với tổng số tiền hơn 12.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Lâm cho biết thêm, thị trường lao động của TP từ nay đến cuối năm được dự báo ổn định; số doanh nghiệp đã hoạt động trở lại đạt 96%. Vì vậy, Sở LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục thông tin đến Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành trong cả nước và phối hợp thực hiện các chính sách để đưa người lao động trở lại TP.HCM làm việc.

100% doanh nghiệp lĩnh vực lương thực, thực phẩm đã hoạt động trở lại

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Lê Huỳnh Minh Tú, hiện tại, 100% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lương thực, thực phẩm trên địa bàn TPHCM đã quay lại hoạt động với công suất 85%. Riêng tại các doanh nghiệp sản xuất có xuất khẩu, công suất hoạt động là 100%.

Về chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, ông Tú cho hay, từ giữa tháng 9/2021, TP đã ban hành kế hoạch 3066, trong đó đưa ra các giải pháp về tín dụng, tổ chức sản xuất, chăm lo người lao động, mở rộng thị trường,...

“Gần đây nhất, Sở Công Thương tiếp tục triển khai việc kết nối ngân hàng với doanh nghiệp nhằm đưa gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi đến hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, Sở cũng đề xuất UBND TP tổ chức chương trình khuyến mãi tập trung, góp phần thúc đẩy tiêu dùng của khách hàng và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp”, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết.

100% doanh nghiệp lĩnh vực lương thực, thực phẩm đã hoạt động trở lại

100% doanh nghiệp lĩnh vực lương thực, thực phẩm đã hoạt động trở lại

Thông tin thêm tại họp báo, theo ông Lê Huỳnh Minh Tú, hôm nay (22/11), nguồn hàng về 3 các chợ đầu mối trên địa bàn TP (chợ đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền) đạt 3.051 tấn. Hiện TP.HCM có 180/234 chợ truyền thống hoạt động trở lại, dự kiến sẽ có thêm 3 chợ được mở trong tuần này.

Về phản ánh các mặt hàng lương thực thực phẩm tăng giá, Phó Giám đốc Sở Công Thương cũng cho hay, gần đây nguyên liệu đầu vào tăng, giá xăng dầu tăng; cùng với đó chi phí sản xuất cao hơn do các doanh nghiệp đang phải gánh thêm chi phí phòng chống dịch COVID-19 nên giá cả các mặt hàng buộc phải tăng theo. Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đóng vai trò chủ lực trong điều tiết, giúp ổn định giá cả, để từ nay đến cuối năm, các mặt hàng không bị tăng giá đột biến.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh