THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 05:57

Việc làm của người lao động trong bối cảnh chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức

Tham dự Hội thảo có PGS. TS. Lê Thanh Hà, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Lao động - Xã hội; và các thầy cô trong Ban giám hiệu Nhà trường; ông Lê Anh Vũ, Đại diện tổ chức HSF tại Việt Nam; lãnh đạo các khoa, phòng của Trường Đại học Lao động - Xã hội, các chuyên gia về lao động - việc làm đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu cùng đại diện một số doanh nghiệp.

TS. Lục Mạnh Hiển, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động - Xã hội phát biểu khai mạc Hội thảo

TS. Lục Mạnh Hiển, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động - Xã hội phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Lục Mạnh Hiển, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động - Xã hội cho biết: Hội thảo “Cơ hội và thách thức đối với việc làm của người lao động trong bối cảnh chuyển đổi số” nằm trong chuỗi các hoạt động hợp tác giữa Trường Đại học Lao động - Xã hội và tổ chức Hanns Seidel Foundation với mục tiêu nâng cao khả năng nghiên cứu cũng như chia sẻ kinh nghiệm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các tổ chức và doanh nghiệp liên quan về các vấn đề lao động - việc làm, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số.”

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Anh Vũ - Cán bộ Chương trình của HSF tại Việt Nam nêu rõ: Thị trường lao động Việt Nam đang có những thay đổi mạnh mẽ về mặt công nghệ. Càng ngày càng có nhiều việc làm được tạo ra từ quá trình chuyển đổi số. Các mô hình kinh tế mới cũng dần xuất hiện bắt kịp với nhu cầu của thế giới. Người lao động ngày càng có nhiều lựa chọn để tham gia thị trường lao động. Đây là cơ hội nhưng cũng tạo ra các khó khăn cho đa số lao động Việt Nam, đất nước có tỷ lệ lao động trẻ cao, nhưng yếu về kỹ thuật số. Nếu không cải thiện được tình hình này, thì trong tương lai, các cơ hội việc làm sẽ chuyển thành khó khăn và hệ quả là sự trì trệ của nền kinh tế.

Ông Lê Anh Vũ - Cán bộ Chương trình của HSF tại Việt Nam nêu bật ý nghĩa của Hội thảo

Ông Lê Anh Vũ - Cán bộ Chương trình của HSF tại Việt Nam nêu bật ý nghĩa của Hội thảo

“Trong bối cảnh đó, HSF Việt Nam rất vui mừng được hỗ trợ Trường Đại học Lao động - Xã hội tổ chức hội thảo lần này. Chúng tôi tin tưởng rằng các thảo luận và ý kiến ​​đóng góp trong hội thảo này sẽ góp phần vào xác định các thách thức đang diễn ra cũng như các giải pháp tiềm năng để đảm bảo sự phát triển của người lao động trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam”- ông Lê Anh Vũ chia sẻ.

PGS.TS Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục và Quản lý kinh tế trình bày tham luận về nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người lao động trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam

PGS.TS Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục và Quản lý kinh tế trình bày tham luận về nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người lao động trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam

Tại hội thảo, các diễn giả cùng đại diện các doanh nghiệp đã tập trung phân tích các cơ hội và thách thức về việc làm, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người lao động trong bối cảnh bối cảnh chuyển đổi số, trong đó có một số ngành đặc thù như hóa chất, dệt may, lao động là người cao tuổi; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ việc làm đối với người lao động trong bối cảnh mới...

Theo PGS.TS Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục và Quản lý kinh tế, phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, nhất là lao động trẻ là yêu cầu khách quan của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện thể chế và đổi mới đào tạo, giáo dục nghề nghiệp để phát triển kỹ năng nghề cho người học, người lao động ngay trong nhà trường, theo hướng mở và linh hoạt. Chuyển từ đào tạo chuyên sâu sang đào tạo diện rộng, chuyển từ chú trọng kiến thức, kỹ năng hẹp sang đa kỹ năng, bao gồm cả các kỹ năng mềm, kỹ năng số, để hình thành năng lực thích ứng cho người học trong bối cảnh chuyển đổi số. Chuyển đổi, nâng cao năng lực quản trị nhà trường theo hướng quản trị số… Đồng thời, ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong hoạt động đào tạo, phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động và quản lý hoạt động đào tạo nghề nghiệp cả trong nhà trường và trong doanh nghiệp.

Bà Trần Hải Yến – Công ty TNHH Henkel Adhesives Technologies Việt Nam trình bày tham luận về cơ hội và thách thức đối với người lao động ngành công nghiệp hóa chất trong bối cảnh chuyển đổi số

Bà Trần Hải Yến – Công ty TNHH Henkel Adhesives Technologies Việt Nam trình bày tham luận về cơ hội và thách thức đối với người lao động ngành công nghiệp hóa chất trong bối cảnh chuyển đổi số

Tham luận của các tác giả TS. Nguyễn Thị Minh Hòa, TS. Nguyễn Thị Hồng (88) - Trường Đại học Lao động - Xã hội, TS. Ngô Quỳnh An – Trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng các tác giả đến từ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực hóa chất, may mặc, công nghệ thông tin đều khẳng định chuyển đổi số đều tạo ra các cơ hội và thách thức cho người lao động nói chung và các lao động cao tuổi nói riêng.

Toàn cảnh Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Kết luận hội thảo, PGS.TS Lê Thanh Hà khẳng định: Chuyển đổi số là tiến trình không thể đảo ngược. Việc làm trong nền kinh tế đang ngày càng gắn với số hóa nhiều hơn, đòi hỏi người lao động buộc phải nắm được các kiến thức và kỹ năng số; Người lao động không nắm vững kiến thức và kỹ năng số sẽ đứng trước khả năng mất việc làm hoặc phải chuyển sang việc làm khác kém hơn do ngày càng nhiều chỗ làm việc được số hóa. Người nắm vững kiến thức và kỹ năng số sẽ có nhiều cơ hội có việc làm tốt hơn.

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

THÙY HƯƠNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh