Vì sao tử tù thiết tha đòi chết sớm?
- Pháp luật
- 16:36 - 06/04/2016
Mọi người thường nghĩ tử tù sẽ muốn được sống thêm được ngày nào hay ngày đó, có người tìm mọi cách để thoát án tử (như mang thai trong tù, ...). Vậy nhưng không phải tử tù nào cũng thiết sống thêm mà chỉ muốn được tử hình sớm.
Khốn khổ chờ chết
Trần Anh Phúc (24 tuổi, quê Cần Thơ) là tử tù chờ thi hành án ở Trại giam B5 Công an tỉnh Đồng Nai. Dù vụ án đã xảy ra nhiều năm, song tội ác mà Phúc gây ra vẫn còn gây ám ảnh cho nhiều người.
Sự việc xảy ra vào đầu năm 2009 và nạn nhân của Phúc là chị Nguyễn Thị Loan (30 tuổi) ở Đồng Nai.
Phúc bị kết tội Hiếp dâm, Giết người, Cướp tài sản và Trộm cắp tài sản và bị TAND tỉnh Đồng Nai tuyên án tử hình.
Theo các cán bộ trại giam, những ngày đầu mới vào Trại B5, tử tù tâm trạng bất ổn, lúc lầm lì, lúc la hét cả đêm, thậm chí xé áo quần để treo cổ tự tử. Hắn cũng viết đơn xin ân xá nhưng không được chấp nhận.
Ám ảnh về tội ác man rợ đã gây ra, hắn rơi vào trạng thái tuyệt vọng nên đã viết tiếp một lá đơn xin được thi hành án sớm thay lời sám hối.
Tuấn - một tử tội ở trại giam Nghi Kim, (Nghệ An) cũng đã có những lời tâm sự: “Em không sợ chết, chỉ sợ chờ chết. Chết, đòm cái là xong. Đằng này đêm nào cũng không ngủ được, nghe tiếng bước chân đi, tiếng mở khóa là người run lẩy bẩy. Thôi cứ thà “xong sớm nghỉ sớm”, thông tin trên báo Tiền phong.
Tâm lý “xong sớm nghỉ sớm” của nhiều tử tù đã trở thành một áp lực khi phải chờ đợi cái chết quá lâu.
Thượng úy Đậu Vĩnh Thành - Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An từng chia sẻ trên báo Công an Nghệ An, về chuyện thi hành án tử hình đối với Vũ Đình Tương (42 tuổi). Khi đó, 4h sáng, anh đến mở cửa buồng biệt giam của tử tù và gọi lớn: “Anh Tương! Anh chuẩn bị đi thi hành án”.
Tử tù Vũ Đình Tương là tội phạm nằm trong đường dây ma túy xuyên Việt khét tiếng của “ông trùm” Trần Đình Phi, bị thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc sau 6 năm nằm xiềng.
Có lẽ mọi chuyện đường đột quá nên tâm lý bị sốc và choáng, khi nghe cán bộ thông báo như vậy, tử tù Tương ấp úng nói vọng ra, giọng thảng thốt: “Thưa cán bộ, tôi có tội tình gì mà bắt tôi đi thi hành án”?.
Hút xong điếu thuốc, tử tù Vũ Đình Tương bình tĩnh trở lại và hiểu ra điều bấy lâu nay gã lo sợ trong chờ đợi đã đến.
Không phải muốn tử hình sớm là được
Với trường hợp hung thủ vụ thảm sát Bình Phước nộp đơn xin tử hình sớm, theo luật sư Đỗ Hải Bình, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, người được chỉ định bảo vệ quyền lợi cho Nguyễn Hải Dương cho biết, lý do được Dương đưa ra là mọi lỗi lầm đã quá rõ ràng như cáo trạng, không gì có thể chối cãi.
Nguyễn Hải Dương và các đồng phạm trong phiên xử sơ thẩm. |
Dương cho biết, thấy "chán sống", bản thân thấy còn sống ngày nào là còn gây phiền phức cho người khác ngày đó, nhất là thấy mẹ Dương thường xuyên lên xuống thăm nuôi, lo tốn kém thời gian, tiền bạc,... của mẹ và gia đình - ông Bình thông tin trên VTC News.
Tuy nhiên, luật sư Bình phân tích: "Việc làm của bị can là theo ý muốn chủ quan cá nhân, không phải mình muốn chết là chết ngay được, làm gì cũng phải theo quy định pháp luật".
Sau khi nghe luật sư Bình động viên, phân giải đúng sai, Dương đã ký giấy chấp nhận cho luật sư Bình bào chữa cho mình trong phiên tòa phúc thẩm dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới.
Vụ án chấn động dư luận này xảy ra tại xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước vào ngày 7/7/2015, Dương là chủ mưu, Vũ Văn Tiến (24 tuổi, trú Bình Phước) và Trần Đình Thoại (27 tuổi, trú Vĩnh Long) là đồng phạm. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 17/12/2015, Dương và Tiến bị tuyên án tử hình và Thoại 16 năm tù giam.
Theo Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực từ 1/7/2011, Việt Nam áp dụng duy nhất một phương thức thi hành án tử hình là tiêm thuốc độc, thay cho xử bắn trước đó. Tử tù đầu tiên tại Việt Nam bị thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc vào ngày 6/8/2013 là Nguyễn Anh Tuấn (27 tuổi, quê Mê Linh, Phú Thọ), phạm tội giết người, cướp tài sản. Dù hình thức này có hiệu lực từ 2 năm trước, nhưng theo các ngành chức năng, do nhiều nguyên nhân mà chưa thực hiện được ngay, trong đó có việc không nhập được thuốc ngoại. Trong kỳ họp Quốc hội diễn ra vào tháng 6/2015, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Đặng Văn Hiếu đã có cuộc trao đổi bên lề với báo chí và cho biết, thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, cơ bản không còn gì khó khăn. Hiện cả nước có 5 nhà thi hành án tập trung và tạm đáp ứng được yêu cầu. Về việc còn tồn đọng số bị án, thậm chí thời gian kéo dài đến vài năm, ông Hiếu giải thích, do liên quan đến rất nhiều khâu, nhiều vấn đề,... Xử xong, không phải toà tuyên phạt tử hình là thực hiện được ngay, mà còn phải chờ xem có kháng án, kháng nghị gì không. Bây giờ thuốc độc không thiếu nữa. Liên quan đến việc giam tử tù kéo dài, ông Hiếu cho biết, rất áp lực với cơ quan quản lý, giam giữ do người bị kết án tử hình biết chắc sẽ bị tử hình nên những ngày chờ đợi để thi hành án có thể người ta rất tâm lý, có chuyện nọ chuyện kia... |