CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:31

Vì một môi trường an toàn cho nữ công nhân nhập cư

 

Được triển khai trong 3 năm từ tháng 12/2016 đến tháng 6/2019 tại 5 xã của huyện Đông Anh, là nơi tập trung đông nhất các khu công nghiệp và khu trọ của công nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, dự án hướng tới đối tượng chính là nữ công nhân nhập cư trẻ có độ tuổi từ 18 đến 30, giúp họ hòa nhập với cộng đồng người dân địa phương và có công việc ổn định. Bằng phương pháp tiếp cận đa chiểu, không chỉ hỗ trợ chủ động lựa chọn học nghề, kỹ năng sẵn sàng làm việc, cung cấp các thông tin về nhà trọ và việc làm thông qua ứng dụng di động Hành trình an toàn và website Hanhtrinhantoan.info, dự án còn quan tâm cải thiện đời sống tinh thần cho các chị em nữ công nhân qua các lớp học nhảy Zumba, những buổi sinh hoạt định kỳ của nhóm Thủ lĩnh Tiên Phong hay các lớp võ tự vệ.

 

 

Các hoạt động truyền thông và đối thoại cũng đã giúp chính quyền và người dân tại huyện Đông Anh thay đổi nhìn nhận về công nhân nhập cư. Điều kiện làm việc cho công nhân được cải thiện hơn. Môi trường sống hòa nhập, không phân biệt đang dần dần được hình thành. Hàng trăm doanh nghiệp tại địa phương đã ký cam kết thực hiện bình đằng giới và áp dụng Bộ tiêu chí thực hiện bình đẳng giới do dự án xây dựng. Bộ tiêu chí nhà trọ an toàn được sử dụng định kỳ hàng năm để đánh giá và cấp giấy chứng nhận nhà trọ an toàn cho các nhà trọ đạt chuẩn.

 

 

Ngày hội An toàn và Hội nhập được tổ chức nhằm tổng kết và chia sẻ những thành công nêu trên thông qua hình thức sân chơi lành mạnh. Qua đó, nữ công nhân và gia đình công nhân lao động nhập cư có cơ hội thắt chặt tình đoàn kết với người dân địa phương. Sự kiện có sự tham dự của các đại diện lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội, Hội LHPN Thành phố Hà Nội, UBND và HĐND huyện Đông Anh, đại diện các ban ngành Lao động, Tổng liên đoàn, đại diện lãnh đạo UBND xã, Ban chấp hành LHPN của 23 xã, 1 thị trấn trên địa bàn huyện Đông Anh; cùng với 100 thanh niên lao động nhập cư, 50 chủ nhà trọ và các đại diện từ đối tác dự án.

Đây là một dấu mốc trong số 90 sự kiện trên phạm vi toàn quốc thuộc khuôn khổ Hành trình 247 vì quyền bình đẳng của em gái do Tổ chức Plan International Việt Nam khởi xướng, bắt đầu từ ngày 6/3 kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ và kết thúc vào ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10.

 

Những hoạt động chính của Dự án “Tạo cơ hội việc làm bền vững và cộng đồng an toàn cho nữ thanh niên nhập cư tại Hà Nội”:

•        Thiết lập “ Điểm cung cấp thông tin về nơi ở và công việc an toàn” cung cấp thông tin, tư vấn để giảm thiểu nguy cơ bạo lực giới và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ về nhà ở an toàn, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục.

•        Tăng cường kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng sẵn sàng làm việc: cải thiện các kỹ năng cần thiết để có được việc làm bền vững, các khóa đào tạo kỹ năng chuyên nghiệp/kỹ năng sẵn sàng làm việc.

•        Cơ hội việc làm: cung cấp thông tin về thị trường lao động, được kết nối có việc làm ở các doanh nghiệp sau đào tạo hoặc duy trì được việc làm ổn định sau đào tạo.

•        Cơ hội tự kinh doanh: đào tạo các kỹ năng kinh doanh nhỏ, hỗ trợ để bắt đầu kiếm sống bằng các mô hình tự kinh doanh nhỏ

•        Cơ quan Chính phủ và người sử dụng lao động cung cấp các cơ hội việc làm bền vững: thông qua việc hỗ trợ các nghiên cứu, hội thảo để củng cố/điều chỉnh các điều khoản bảo hộ lao động, thúc đẩy thực thi hiệu quả các điều khoản, bao gồm cả các quy định phòng chống bạo lực và quấy rối cũng như định kiến giới trong công tác tuyển dụng và quản lý lao động.

Những kết quả nổi bật:

•        10,619 nữ công nhân nhập cư được tư vấn thông tin hướng nghiệp

•        866,455 lượt người tương tác và tiếp cận thông tin dự án thông qua trang facebook của dự án và các hoạt động truyền thông khác

•        699 nữ công nhân nhập cư tham gia các khóa đào tạo nghề trong đó 579 người đã tốt nghiệp

•        414/699 nữ công nhân đã chuyển đổi công việc sau khi tham gia các khóa đào tạo nghề

•        201 doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới doanh nghiệp và cam kết cung cấp việc làm ổn định cho nữ công nhân nhập cư.

CHÂU ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh